Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Một khung sinh kế bền vững với các giải pháp cụ thểdành cho ngư dân vùng ven biển Gò Công Đông – Tiền Giang đã được xây dựng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Mảnh đất tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo đánh giá các nhà khoa học, Gò Công Đông là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương từ các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng và xâm nhập mặn; lũ lụt, tiêu thoát nước và sạt lỡ đất; bão và áp thấp nhiệt đới; hạn hán.
Cũng như nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang nằm ở vĩ độ thấp nên theo quy luật, thường ít có bão. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, bão xuất hiện nhiều hơn, mạnh hơn. Những cơn bão xảy ra “cuối mùa” gặp gió mùa Đông - Bắc càng gây ảnh hưởng lớn.
Tiền Giang có biển và các cửa sông lớn (32 km bờ biển với 3 cửa sông là cửa Đại, cửa Tiểu và cửa Soài Rạp) là vùng sẽ chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển.
Hiện tại, vấn đề sinh kế của người dân huyện Gò Công Đông đang phảihứng chịu nhiều rủi ro của thiên tai khi trong nhiều năm, hạn hán đã kéo dài vài mùa khô, thiếu nước ngọt sản xuất. Cònvàomùamưa, ngập úng xuấthiệntrên diệnrộng tại các vùng trũng do tiêu thoát nước chậm. Rừng ngập mặn tuy đang được trồng lại nhưng mức độ sống sót rất thấp và đang tiếp tục suy giảm...Đây chính là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu vàcon người làm suy giảm nguồn vốn tự nhiên và mang lại những khó khăn mới cho toàn thể cộng đồng.
5 kịch bản nước biển dâng
Dự án "Đánh giátác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới sinh kế của cư dân ven biển tại Gò Công Đông (Tiền Giang)" đã đưa ra 5 kịch bản nước biển dâng. Cụ thể, nước biển dâng 0cm tại thời điểm 2010; đến 30cm vào năm 2050 và 50 cm vào năm 2080, vào năm 2100 có 2 tình huống xảy ra khi nước biển dâng 75cm và 100cm.
Kịch bản được xây dựng dựa trên số liệu khí tượng hải văn quan trắc tại các trạm Tiền Giang, Vàm Kênh, Công Đảo, Phú Quý trong 60 năm qua và thực tế diễn biến nước dâng, thời tiết cực đoan tại địa phương này. Từ đó, các nhà khoa học đánh giá đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới ngập lụt, khô hạn, xâm nhập mặn, phèn, ô nhiễm suy thoái rừng ngập mặn và các hệ sinh thái, xói lở bờ biển....
Kết quả tính toán cho thấy, trong điều kiện sóng lớn cộng với triều cường có thể gây vỡ đê biển và ngập lụt nghiêm trọng. Ngay khi không có nước biển dâng, nếu đê biển bị vỡ trong điều kiện bão, sóng lớn kết hợp triều cường, cũng sẽ có khoảng 33,55% tổng diện tích đất của huyện bị ngập lụt do nước mặn. Nếu mực nước biển dâng 1m, tổng diện tích ngập trong điều kiện tương ứng là 82,23% đất đai, hoa màu. Song ngay cả khi đê không vỡ, mưa lớn cũng sẽ làm gia tăng ngập úng do hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu. Như vậy, một số hộ dân ven biển sẽ mất nhà cửa, đất đai và buộc di cư, gây khó khăn lớn cho nguồn ngân sách địa phương để dgiải quyết các vấn đề dân sinh.
Giải pháp thích ứng
Thông qua những buổi tham vấn cộng đồng và phân tích, nhiều giải pháp giúp người dân huyện Gò Công Đông đã được đề nghị thực hiện nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ TN&MT, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân đã được đưa ra.
Trong đó ưu tiên số 1 là giải pháp tiếp tục trồng, bảo vệ và phát triểnrừng ngập mặn, nâng cấp đê và các công trình giao thông, thủy lợi, tháo nước.
Tiếp theo đó, địa phương cần thành lập các tổ chức, nhóm, Hội nông dân hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, đổi mới cách thức hoạt động của một số tổ chức cơ sở đang hoạt động bằng cáchlồng ghép các kiến thức về những hoạt động khai thác làm gia tăng tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến môi trường và nguồn tài nguyên. Đồng thời cần có những cơ chế chính sách cụ thể giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng có mức vay vốn, giải ngân kịp thời nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, cho vay qua hình thức hỗ trợ vật tư nông nghiệp với lãi suất thấp để người dân tham gia sản xuất có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân với biến đổi khí hâu, nước biển dâng cũng như các hiện tượng thời tiết bất thường, từ đó nâng cao khả năng phòng tránh, ứng phó với thiên tai khi cần thiết.
Kim Liên