• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ưu tiên hàng đầu sức khoẻ tiêu hoá

(Chinhphu.vn) - Sức khoẻ tiêu hóa được nhận định rất quan trọng để tăng cường sức khoẻ tổng thể và chất lượng cuộc sống. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2022, nước ta có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng.

29/05/2024 14:02
Ưu tiên hàng đầu sức khoẻ tiêu hoá- Ảnh 1.

Báo Sức khoẻ & Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát động truyền thông "Khoẻ tiêu hoá – Bụng cười đời tươi" - Ảnh: VGP/HM

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ tiêu hóa thế giới 2024 có chủ đề "Ưu tiên hàng đầu cho sức khoẻ tiêu hoá", Báo Sức khoẻ & Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát động chương trình truyền thông với thông điệp "Khoẻ tiêu hoá – Bụng cười đời tươi".

Ưu tiên sức khoẻ tiêu hóa được nhận định là điều tối quan trọng để tăng cường sức khoẻ tổng thể và chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia y tế, bằng cách ưu tiên sức khoẻ tiêu hóa, chúng ta có thể chủ động quản lý sức khoẻ của chính mình, giảm thiểu nguy cơ rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khoẻ liên quan, để có một sức khoẻ tổng thể tốt. 

Ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, nếu sức khỏe một trong các bộ phận của hệ tiêu hóa bị tổn hại, sẽ gây suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng các cơ quan, có thể đối mặt với những hậu quả lớn về sức khỏe.

Điển hình, bệnh tiêu chảy có thể dẫn đến cơ thể mất kẽm quá mức và ngược lại. Khi đó, người bệnh sẽ thiếu dinh dưỡng và làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa. Thậm chí, nếu thiếu kẽm sẽ gây bệnh tiêu chảy kéo dài...

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chia sẻ, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn, có liên quan đến các tình trạng như: béo phì, viêm ruột, bệnh celiac, ung thư ruột kết…

Miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột cũng đang ngày càng được khẳng định là có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khoẻ mạn tính như hội chứng ruột co thắt, hội chứng chuyển hoá, béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư…

 Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2022, nước ta có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng. 

Để xây dựng sức khoẻ tổng thể vững vàng, các chuyên gia nhấn mạnh, cần có sức đề kháng khoẻ, khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng của đường ruột, từ đó đào thải độc tố tốt hơn, giúp tinh thần vui tươi, phấn chấn. Khoẻ tiêu hoá chính là chìa khoá đem đến sức khoẻ tổng thể. 

Ông Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khoẻ & Đời sống bày tỏ hy vọng, Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 2024, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam và thế giới, đồng thời hiểu rõ vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức đề kháng, sức khỏe tổng thể và cách chăm sóc sức khỏe tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cộng đồng, hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 

HM