• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ưu tiên hỗ trợ cao hơn với tỉnh, vùng còn nhiều khó khăn trong xây dựng NTM

(Chinhphu.vn) – Thảo luận về kinh tế-xã hội vào sáng 4/11, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhận định, v iệc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôn g thôn mới giai đoạn 2015-2020 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, xử lý.

04/11/2020 15:42

Các đại biểu cho rằng, qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 đã làm cho cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn có sự chuyển dịch tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều cải thiện, hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, nông thôn phát triển theo quy hoạch; kiến trúc, cảnh quan, không bị pha tạp; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và khôi phục; đời sống người dân dần được nâng lên.

Tính đến tháng 8/2020, có 5.350 xã đạt 60,23%, 152 đơn vị cấp huyện thuộc 46 tỉnh, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định, chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, phù hợp với lòng dân, đã góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.

Tuy nhiên, Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) và một số đại biểu cũng cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, kết quả xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến tích cực nhưng nhiều địa phương còn khó khăn, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở những vùng này còn khoảng cách chênh lệch khá lớn so với các vùng, miền của cả nước. Báo cáo số 417 của Chính phủ đã nêu 2 vùng có tỉ lệ xã đạt nông thôn mới còn thấp nhất, đó là miền núi phía bắc đạt 33,4%, Tây Nguyên đạt 44,2%.

Nguyên nhân do nhu cầu nguồn lực xây dựng nông thôn mới của các địa phương này rất lớn, nhưng khả năng huy động nguồn lực còn hạn chế vì chủ yếu là vùng nghèo, xuất phát điểm thấp. Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, quy mô sản xuất nông hộ còn chiếm đa số. Mặt khác, do tác động của thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại về tài sản, con người và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Qua đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì các chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế-xã hội, thu nhập hộ nghèo và môi trường. Với mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trong thực hiện chương trình thì việc có cơ chế hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương theo hướng ưu tiên cho các địa phương gặp khó khăn là cần thiết.

Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm trong phân bổ vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cần tính đến các nấc thang hệ số phân bổ vốn như quy định hệ số cấp tỉnh hoặc quy định hệ số theo 7 vùng trên cả nước.

Trong đó, cần ưu tiên hệ số hỗ trợ cao hơn đối với tỉnh, vùng còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đại biểu Ma Thị Thúy cũng cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội và phát triển bền vững, giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm đều qua các năm từ 9,88% cuối năm 2015 giảm còn 3,75% ở cuối năm 2019, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm.

Tại các huyện nghèo cũng giảm đều qua các năm từ 50,43% cuối năm 2015 giảm còn 27,85% cuối năm 2019, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm. Những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình thể hiện sự quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và chấm dứt mọi hình thức người nghèo ở mọi nơi. Tỉ lệ nghèo dù tính theo chuẩn cũ hay mới trong cả giai đoạn 2011-2020 đều giảm mạnh.

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã nêu kết quả giảm nghèo một số nơi chưa thật bền vững, chưa đồng đều, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỉ lệ nghèo tại các huyện nghèo vẫn còn trên 50%.

Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế-xã hội của các khu vực miền núi có xuất phát điểm thấp, mặt bằng dân trí nói chung còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa đảm bảo, chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả, các rào cản về ngôn ngữ, trình độ giao tiếp, văn hóa và tâm lý của người bản địa ở từng khu vực.

Để chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 triển khai thực hiện có hiệu quả ở những khu vực này, Đại biểu Ma Thị Thúy kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tiếp tục tích hợp ban hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong các chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo hướng hỗ trợ các điều kiện, hỗ trợ trực tiếp đối với các chính sách có ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội, như giáo dục, y tế, còn lại các chính sách khác hỗ trợ bằng hình thức cho vay có hoàn trả.

Đồng thời, tiếp tục tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi và kéo dài thời gian vay vốn với lãi suất ưu đãi cho một số loại hình sản xuất có chu kỳ sản xuất chăn nuôi dài như trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò và các cơ sở hộ sản xuất kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn.

Thực hiện phân cấp mạnh việc tổ chức thực hiện cho địa phương, cơ sở theo phương thức hỗ trợ trọn gói, giao quyền cho địa phương, xin ý kiến nhân dân và tình hình thực tế để chủ động bố trí ngân sách giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra.

Nguyễn Hoàng