Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Dự thảo Thông tư nêu rõ, di sản tư liệu là tài sản trí tuệ đối với một cộng đồng, một nền văn hóa, một quốc gia, khu vực hoặc thế giới; được lưu lại có chủ đích trên một vật mang tin có thể bảo quản và di chuyển/chia sẻ được; có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và các lĩnh vực khác; được cơ quan, tổ chức hay cá nhân lưu giữ, bảo vệ và phát huy giá trị.
Đối tượng kiểm kê là di sản tư liệu đang tồn tại, bao gồm các loại hình: a- Tài liệu văn bản; b- Tài liệu phi văn bản; c- Tài liệu số; d- Bản sao hợp pháp (đối với tài liệu gốc có giá trị đã biến mất vĩnh viễn). Ưu tiên kiểm kê di sản tư liệu đang bị hủy hoại và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.
Gửi Phiếu điều tra đến văn phòng các Bộ, ban ngành, cơ quan quản lý và lưu trữ, các tổ chức liên quan yêu cầu báo cáo tình hình tư liệu, tài liệu quý hiếm hiện đang quản lý trong các Trung tâm lưu trữ, thư viện, bảo tàng và gia đình dòng họ trên địa bàn.
Khảo sát điền dã, ghi chép, phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phim, khuyến khích số hóa để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản tư liệu.
Phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản tư liệu.
Theo dự thảo, di sản tư liệu được lập hồ sơ khoa học để ghi danh vào Danh mục quốc gia về Di sản tư liệu phải có đủ các tiêu chí sau đây:
1- Có tính đại diện, thông tin chứa đựng giá trị tiêu biểu, thể hiện bản sắc và có ý nghĩa đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia, khu vực, thế giới.
2- Thể hiện tính xác thực.
3- Tính toàn vẹn.
4- Phương thức và mức độ tiếp cận.
5- Được cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân sở hữu di sản, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Minh Đức