• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ưu tiên ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao khi phát triển cụm công nghiệp địa phương

(Chinhphu.vn) - Cơ chế, chính sách quản lý phát triển cụm công nghiệp sẽ coi trọng yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường khi hình thành và phát triển cụm công nghiệp; cùng với đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao.

08/11/2022 09:08
Ưu tiên ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao khi phát triển cụm công nghiệp địa phương - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp ngày 7/11 do Bộ Công Thương tổ chức. 

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Nghị định 68); ngày 11/6/2020, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP (Nghị đinh 66).

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (đơn vị chủ trì thực hiện công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp của Bộ Công Thương) cho biết đến nay, có 42 địa phương đã ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ cụm công nghiệp. 

Trong đó có 13 địa phương ban hành Chương trình/Nghị quyết hỗ trợ riêng đối với cụm công nghiệp giai đoạn đến năm 2025 (gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Đồng Tháp và Bến Tre).

Các địa phương còn lại chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cụm công nghiệp được lồng ghép trong các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, khuyến công; các địa phương chưa ban hành chính sách phát triển cụm công nghiệp do hạn chế, khó khăn về nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Chính sách hỗ trợ cụm công nghiệp của các địa phương chủ yếu tập trung vào các nội dung, hạng mục hạ tầng thiết yếu của cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp như: Quy hoạch chi tiết xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, giao thông, xử lý nước thải tập trung, cấp điện, cấp thoát nước, di dời vào cụm công nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên việc thực hiện hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Tại các địa phương trên cả nước đang tồn tại 3 mô hình chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp: DN làm chủ đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công lập làm chủ đầu tư; UBND cấp huyện/cấp xã làm chủ đầu tư. 

Trong đó, cả nước có 508 cụm công nghiệp đã thành lập do DN làm chủ đầu tư; 481 cụm công nghiệp đã thành lập do đơn vị sự nghiệp công lập làm chủ đầu tư và 30 cụm công nghiệp đã thành lập do UBND cấp huyện/cấp xã làm chủ đầu tư.

Mô hình DN làm chủ đầu tư phát huy hiệu quả cao nhất

Về ưu điểm và hạn chế của các mô hình nêu trên, ông Thịnh cho biết, với mô hình DN làm chủ đầu tư: Đây là mô hình phát huy hiệu quả cao nhất, phù hợp với chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường và giảm được gánh nặng ngân sách nhà nước; chủ đầu tư chủ động triển khai nhanh việc đầu tư xây dựng, hoàn thành, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng cụm công nghiệp, chủ động, nhanh chóng thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; thủ tục tiếp nhận, cho thuê đất đối với nhà đầu tư thứ cấp thuận lợi,...

Tuy nhiên, giá cho thuê mặt bằng các cụm công nghiệp này thường cao; chỉ thu hút được các 10 DN đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp có vị trí quy hoạch thuận lợi về giao thông, kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài, gần nguồn lao động.

Đối với các mô hình chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp còn lại (đơn vị sự nghiệp công lập, UBND cấp huyện/cấp xã) có sự thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, thường phù hợp ở những địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn khó thu hút DN làm chủ đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp vì mục tiêu phát triển kinh tế địa phương nên giá cho thuê đối với các DN thứ cấp thấp. Mô hình này được đánh giá phù hợp thu hút các DN thứ cấp có tiềm lực tài chính hạn chế đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ưu tiên ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao khi phát triển cụm công nghiệp địa phương - Ảnh 3.

Ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao khi hình thành các cụm công nghiệp. Ảnh minh họa

Khó khăn, lãng phí do thủ tục kéo dài

Ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình phản ánh: Nghị định 68 quy định về tỉ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt hơn 50% mới được triển khai cụm công nghiệp khác trên cùng địa bàn. Trong khi đó, thời gian thực hiện các thủ tục dài, gây lãng phí cho DN. Ông Liêm cho rằng nên cho phép nhà đầu tư làm cuốn chiếu để giảm lãng phí.

Tỉnh Hòa Bình cũng đề nghị những quy định về chuyển đổi đất rừng, đất lúa từ 10 ha trở lên hay đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp hay khu thiết chế để làm nhà ở cho công nhân cũng cần được “nới” hơn để thuận lợi cho nhà đầu tư.  

Tại tỉnh Thanh Hóa, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hoá khẳng định Nghị định 68 và Nghị định 66 đã tạo hành lang pháp lý tốt cho hình thành, quản lý cụm công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa cho rằng quy định chỉ được thu hút đầu tư thứ cấp sau khi đã hoàn thành đầu tư hạ tầng sẽ mất nhiều thời gian của DN. Vì vậy, nên cho phép cùng với đầu tư hạ tầng, có thể kêu gọi đầu tư thứ cấp và dự án thứ cấp chỉ được đi vào hoạt động khi hoàn thành hạ tầng. Bên cạnh đó, cần có mẫu thống nhất về quy chế quản lý riêng trong cụm công nghiệp để không trở thành rào cản.

Thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao

Ghi nhận những ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định Nghị định 68, Nghị định 66 đã góp phần thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp, giúp công tác quản lý bài bản và hiệu quả hơn. Từ đó, tạo động lực cho phát triển ngành công nghiệp nói chung và tiểu thủ công nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, có 1 số nội dung phát sinh từ sự chồng chéo giữa các băn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn và những tồn tại từ lịch sử, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung 2 nghị định trên.

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp thu, ghi nhận tất cả những ý kiến nêu trên để áp dụng trong quá trình sửa đổi, xây dựng cơ chế chính sách mới cho công nghiệp. 

Trong đó, về công tác quy hoạch, Nghị định sửa đổi sẽ cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, nội dung liên quan đến thành lập cụm công nghiệp sẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập và hỗ trợ tối đacho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.

Nghị định sửa đổi sẽ coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng với đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao. Đây là hướng mới trong nội dung dự thảo nghị định thay thế Nghị định 66 và Nghị định 68.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền chỉ định 1 đầu mối quản lý chung, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Bộ Công Thương tiếp thu theo hướng tập trung ban hành hành lang pháp lý chung còn lại tôn trọng quyền tự quyết của địa phương nhất là tính đặc thù. 

"Về cơ bản, hành lang pháp ý liên quan đến phát triển cụm công nghiệp đã có nhưng đang rải rác ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghị định thay thế Nghị định 66 và Nghị đinh 68 sẽ cố gắng tích hợp toàn bộ nội dung phát triển cụm công nghiệp vào một văn bản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà quản lý địa phương và trong thực thi của doanh nghiệp", Thứ trưởng nói.

PT