• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện

(Chinhphu.vn) – Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 35, sáng 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2024.

10/07/2024 14:33
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện- Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2024 - Ảnh: VGP/ĐH

Sau khi nghe Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6/2024, thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung vào báo cáo nội dung liên quan đến phản ánh của người dân về dịch bệnh mới, trong đó có bệnh bạch hầu trên người; tình trạng bạo lực gia đình, trong đó có bạo hành trẻ em cần được quan tâm, tổng hợp trong báo cáo; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp; người dân ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn khi nhận lương hưu, nhận trợ cấp xã hội qua tài khoản ngân hàng…

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6/2024. Báo cáo đã được tổng hợp trên cơ sở của các cơ quan Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và sự phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan trung ương như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an. Báo cáo đã khái quát tổng hợp cơ bản và hoạt động dân nguyện, cung cấp thông tin, đánh giá, nhận định tình hình và triển khai công tác dân nguyện thuộc trách nhiệm các cơ quan.

Trên cơ sở tình hình công tác dân nguyện, Báo cáo cũng đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị một số nội dung cụ thể thuộc trách nhiệm các cơ quan Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Dân nguyện trong theo dõi, đôn đốc, thống kê, tổng hợp bảo đảm chất lượng nội dung.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nội dung cần bổ sung trong báo cáo, đó là tình hình Nhân dân lo lắng dịch bệnh bạch hầu; xu hướng bạo hành gia đình trong đó phụ nữ và trẻ em là những đối tượng cần quan tâm; bổ sung phân tích đánh giá nguyên nhân tăng các vụ khiếu nại, tố cáo kể cả khiếu nại, tố cáo đông người. Trong báo cáo đã khái quát về các vấn đề như đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, tuy nhiên cần phân tích rõ các nguyên nhân của các lĩnh vực này, do chính quyền cơ sở địa phương hay do vướng mắc của pháp luật, hay do việc giải quyết chưa không thấu đáo, hoặc do nhận thức của người dân là đã giải quyết nhiều lần, hết thẩm quyền nhưng tiếp tục khiếu nại, tố cáo…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện- Ảnh 2.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo công tác dân nguyện tháng 5 và tháng 6/2024 - Ảnh: VGP/ĐH

Đối với khoảng 80% loại đơn không đủ điều kiện xử lý, cần phân tích làm rõ và công khai, thông qua đó tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật của người dân đối với lĩnh vực khiếu nại, tố cáo; đồng thời đánh giá chất lượng việc tiếp nhận, chuyển đơn giải quyết và trả lời đơn của các cơ quan; tình trạng chuyển đơn lòng vòng, đơn hết thẩm quyền giải quyết…

Về những nội dung cần bổ sung trong kiến nghị đề xuất, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị bổ sung nội dung về tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; công tác dịch tễ để khống chế dịch bệnh, nhất là dịch bệnh mới xuất hiện. Bổ sung vấn đề thực tiễn chưa giải quyết tốt, trong đó có danh mục thuốc vật tư y tế thuộc danh mục bảo hiểm y tế còn thiếu (người dân phải đi mua đối với loại thuốc thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả); đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt giải quyết vấn đề này.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đầu tư hệ thống tưới tiêu, chi trả hỗ trợ dịch tả lợn Châu Phi; có các các biện pháp quyết liệt hơn trong chỉ đạo các địa phương giải quyết đền bù, giải tỏa thu hồi đất đối với đường cao tốc Bắc - Nam nói chung ở các địa bàn; có phương án đầu tư hạ tầng số; hỗ trợ đối tượng yếu thế nhận tiền lương hưu, trợ cấp xã hội qua tài khoản…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban Dân nguyện tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn chỉnh báo cáo; phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội ban hành thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các cơ quan, tổ chức thực hiện.

Nguyễn Hoàng