• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Uy lực dàn xe tăng, thiết giáp "thượng thặng" của Nga

(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng cuộc chiến tranh vệ quốc diễn ra tại Moscow ngày 9/5 vừa qua, dàn xe thiết giáp mới của Nga cho thấy những đặc tính thiết kế rất mới mẻ.

20/05/2015 10:15


Các dòng xe Armata, Kurganets, Boomerang, và Koalitsiya được trình diễn sẽ thay thế gần như toàn bộ các dòng xe thiết giáp chiến đấu (AFV) hiện có của Nga.

Những dòng xe mới này có những thay đổi táo bạo về thiết kế và cả thiết bị bảo vệ chủ động (APS) vốn chưa từng thấy trước đây. Trọng lượng và kích thước của tất cả các xe đều cho thấy sự thay đổi lớn trong quan niệm thiết kế thiết giáp khác hẳn với thời kỳ Xô viết vốn chú trọng đến tính linh hoạt để chuyển sang tập trung bảo vệ xe và khả năng sống sót của kíp xe.

Tăng chủ lực T-14 Armata

Tăng chủ lực T-14 Armata - Ảnh: IHS/Andrey Kryuchenko

T-14 là thiết kế tăng thật sự mới mẻ đầu tiên của Nga kể từ dòng T-72 hồi đầu thập niên 1970. Đặc điểm dễ chú ý của T-14 là tháp pháo không cần người, với toàn bộ kíp xe ba người (chỉ huy, lái xe, pháo thủ) đều ngồi ở khoang lái được bảo vệ rất tốt thuộc phần thân trước xe.

Mặc dù các mẫu xe tiền sản xuất tham gia duyệt binh chưa lắp pháo hay súng máy đồng trục nhưng rất có thể tháp pháo lộ thiên trên xe sẽ được lắp cả pháo 30 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm.

Một số đồn đoán cho rằng Nga chưa bỏ hoàn toàn tham vọng trang bị cho Armata một pháo chính 152 mm. Nếu đúng vậy, điều này lý giải tại sao tháp pháo không người của T-14 lại có chiều cao khác thường, tương đương với vị trí của pháo chính 125 mm.

T-14 được trang bị tháp pháo điều khiển từ xa (RCT) gắn súng máy 7,62 mm PKTM, và đây cũng là đài quan sát độc lập của chỉ huy xe. Vị trí quan sát của pháo thủ được lắp bên mạn trái của pháo chính và được bảo vệ trước hỏa lực của các loại súng nhỏ bằng một ô cửa bọc giáp gồm hai tấm. Thiết bị đo lường, liên lạc vệ tinh, GLONASS, kết nối dữ liệu, antenna liên lạc vô tuyến đều được lắp trên nóc tháp pháo.

Tháp pháo của tăng chủ lực được bao kín bằng nhiều hệ thống cảm biến và ống phóng gắn với một hệ thống bảo vệ chủ động (APS) mới được gọi là 'Afghanit'. Mỗi bên chân tháp pháo có năm ống phóng cố định nằm ngang bao quát hết một vòng cung 120° phía trước tháp pháo, bắn loại đạn 107 mm có đầu nổ mảnh vụn sức công phá cao để tiêu diệt các loại vũ khí chống tăng định hướng (ATGW) đang nhắm tới.

T-14 cũng được lắp bốn dàn ống phóng cỡ đạn nhỏ hơn, mỗi dàn 12 ống phóng. Hai dàn ống phóng thông minh nằm ngang được lắp hai bên nóc tháp pháo, trong khi hai dàn ống phóng thẳng đứng cố định lắp trên đỉnh tháp pháo. Hệ thống thứ hai này có thể bắn đầu nổ hoặc khói gây nhiễu tia la-de/chống hồng ngoại hoặc cả hai.

Cảnh báo và hướng dẫn cho hệ thống APS là hai loại cảm biến gắn quanh tháp pháo của T-14. Hai thiết bị cảm biến lớn, chính là thiết bị tiếp nhận cảnh báo tia la-de quang điện/hồng ngoại (EO/IR), được lắp chếch phía trước tháp pháo, với tầm bao phủ 180°, trong khi bốn thiết bị cảm biết nhỏ hơn được lắp quanh tháp pháo với tầm bao phủ 360°.

Armata có thiết kế thân khác hẳn T-72/90. Một điểm khác rõ nét là Armata có bảy bánh lăn, trong khi các thiết kế tăng chủ lực trước đây chỉ có sáu, với bánh lái ở phía sau.

Chưa rõ Armata được trang bị động cơ diesel hay turbine khí, nhưng nguồn điện của T-14 được lắp ở phía sau xe, với hai bình nhiên liệu trong lắp hai bên sườn, cùng với ống xả. Các camera ban ngày/ban đêm được lắp quanh tháp pháo của T-14, còn hệ thống hồng ngoại nhìn xuyên đêm (FLIR) EO/IR dành cho lái xe được lắp phía trước thân. Nắp hầm của người lái không có kính tiềm vọng. Thay vào đó, lái xe sử dụng một loạt kính tiềm vọng lắp trên nắp hầm thứ hai ngay phía sau mình.

Dòng xe Armata sử dụng loại hợp kim thép 44S-sv-Sh [44S--], có khả năng bảo vệ ở cấp độ tương tự STANAG 4569 Cấp 5. Khả năng bảo vệ cao này là nhờ cấu trúc nguyên liệu hạt ngắn và khâu xử lý nhiệt đặc biệt. Loại thép này cũng được thiết kế để giữ nguyên thuộc tính trong điều kiện rất lạnh.

Nóc tháp pháo Armata được lắp các tấm giáp phản ứng nổ (ERA) còn hai bên sườn được lắp giáp đính kín hai phần ba phía trước; một phần ba phía sau được bảo vệ bằng giáp tấm.

Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15

Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 - Ảnh: IHS/Andrey Kryuchenko

Để tạo ra dòng T-15, khung gầm Armata đã được thay đổi hoàn toàn để có không gian lắp đặt các thiết bị ở phía sau. Theo đó, nguồn điện của T-15 được lắp ở phía trước xe, bánh lái cũng ở đằng trước còn ống xả chuyển lên sườn trước xe.

Bảo vệ phần khung gầm là bộ giáp hình mũi tên chạy dài đến tận sườn trước của xe. Để lấy chỗ cho ống xả, giáp hông được treo chứ không phải kiểu mũi tên, do đó vẻ ngoài của xe hơi phình ra. Đỉnh khung gầm xe được bảo vệ bằng các tấm giáp phản ứng nổ tích hợp.

T-15 có một tháp pháo điều khiển từ xa ở phía sau, trang bị một pháo 30 mm 2A42, súng máy đồng trục 7,62 mm, và mỗi bên hai tên lửa dẫn đường chống tăng Kornet-M. Tháp pháo có ô quan sát của pháo thủ bên phải pháo chính và một ô quan sát độc lập cho chỉ huy trên đỉnh tháp pháo bên mé trái.

T-15 cũng sử dụng các thiết bị cảm biến và ống phóng APS tương tự như của T-14, nhưng được lắp trên thân xe chứ không phải trên tháp pháo.

Kíp xe ba người (chỉ huy, pháo thủ, lái xe) ngồi ở khoảng giữa xe, phía sau động cơ, còn phần sau thân xe được nâng cao để lấy chỗ cho khoang chở quân và tháp pháo. Từ khoang lái có thể ra vào qua một cửa trợ lực ở phía sau xe.

Phần gầm trước của cả T-14 và T-15 đều có lắp hệ thống chống mìn và đào hào.

Kurganets-25

Kurganets-25 phiên bản xe chiến đấu bộ binh (IFV) và phiên bản thiết giáp chở quân (APC) - Ảnh: IHS/Andrey Kryuchenko

Dòng Kurganets-25 nặng 25 tấn ra mắt hai phiên bản tại lễ duyệt binh ngày 9/5: Xe chiến đấu bộ binh (IFV) và thiết giáp chở quân (APC). Dòng xe này cao và rộng hơn hẳn dòng xe chiến đấu bộ binh sắp bị thay thế.

Phiên bản IFV được trang bị tháp pháo 30 mm/tên lửa chống tăng Kornet giống như T-15. Hãng Uralvagonzavod cũng chế tạo tháp pháo AU-220M gắn pháo 57 mm để lắp cho phiên bản IFV mặc dù không phải cho mẫu Kurganet-25 IFV tham gia duyệt binh.

Cũng như Armata, Kurganets-25 IFV có hai loại cảm biến và phản ứng kích thích APS dù có hơi khác một chút. Các ống phóng cố định được bố trí trên khắp thân xe, với tầm bao phủ 360°, sử dụng loại đạn nhỏ hơn so với ống phóng dùng cho Armata. Một hệ thống cảm biến hai phần, tương tự các thiết bị tiếp nhận cảnh báo tia la-de trên Armata, cũng được bố trí quanh thân xe, ba cái bên sườn trái và hai bên sườn phải.

Ba thiết bị cảm biến hai phần cũng được lắp quanh tháp pháo, cùng với bốn bộ thiết bị phản ứng kích thích phía trước tháp pháo và hai thiết bị được lắp phía sau tháp.

Phiên bản APC được lắp tháp pháo điều khiển từ xa nhỏ hơn, trang bị súng máy 12,7 mm. Dòng APC không có các cảm biến lắp trên thân như trên phiên bản IFV, mà chỉ có loại APS thứ hai lắp cho dòng Kurganet-25 IFV. Các thiết bị phản ứng kích thích chỉ được bố trí ở phía trước tháp pháo và có bốn bộ đôi và bốn bộ đơn.

Cả hai phiên bản APC và IFV đều có nguồn điện lắp ở phía trước và bảy bánh lăn. Nắp hầm chỉ huy và lái xe đều ở phía trước tháp pháo. Lối vào khoang chở lính bằng cửa sau chứ không có các nắp hầm như những thiết kế xe chiến đấu bộ binh trước kia của Nga. Cả hai dòng xe đều không có các tấm giáp phản ứng nổ.

Hai phiên bản đều có bộ giáp đính rất lớn bên sườn, nhưng không rõ nhằm mục đích bảo vệ hay nổi dưới nước. Dòng xe Kurganet được thiết kế để hoạt động cả trên cạn lẫn dưới nước, nên cả hai phiên bản đều có tấm chắn mũi và các vòi phun nước lắp bên trong phần sau thân xe.

Boomerang

Boomerang 8x8 phiên bản IFV - Ảnh: IHS/Andrey Kryuchenko

Loại xe Boomerang 8x8 dự kiến thay thế cho dòng xe thiết giáp chuyên chở (BTR) mà phiên bản gần đây nhất phục vụ tại Nga là BTR-82A.

Xe 8x8 được trang bị tháp pháo giống như T-15 và Kurganet-25 phiên bản IFV. Dự kiến sẽ có cả phiên bản thiết giáp chở quân (APC) được lắp tháp pháo điều khiển từ xa có súng máy 12,7 mm.

Nguồn điện của Boomerang được bố trí ở sườn bên phải đằng trước xe, còn lái xe ngồi ở bên trái đằng trước. Cả chỉ huy và pháo thủ đều không có nắp hầm riêng, mặc dù có hai nắp hầm nóc dành cho khoang chở lính. Do động cơ bố trí ở trước xe nên quân lính có thể ra vào qua một cửa phía sau chứ không phải cửa hông như dòng BTR. Boomerang cũng được thiết kế để hoạt động cả trên cạn lẫn dưới nước, nên có tấm chắn mũi phía trước và chân vịt ở phía sau.

Koalitsiya-SV

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV - Ảnh: IHS/Andrey Kryuchenko

Dòng pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV sẽ thay thế cho dòng 2S19 MSTA-S trong lực lượng mặt đất Nga.

Loại xe này có kho đạn 152 mm sử dụng hệ thống nạp đạn điều biến. Loại pháo chính này có hãm nòng và giảm giật khác biệt hẳn so với các dòng pháo tự hành (SPA) trước kia. Tháp pháo điều khiển từ xa được lắp súng máy 12,7 mm trên nóc. Có hai nhóm ống phóng lựu đạn khói 902B Tucha lắp hai bên khoang lái nhưng không có thiết bị phản ứng kích thích APS, mặc dù tháp pháo có bốn thiết bị tiếp nhận cảnh báo.

Hiện các xe tiền sản xuất làm mẫu đang sử dụng khung gầm cải biến của T-72/90, nhưng phần trước được thay đổi nhiều để lấy chỗ cho chỉ huy và pháo thủ ở hai bên lái xe. Khác với ở xe Armata, lái xe Koalitsiya ngồi ở chính giữa xe (như ở T-72/90 và 2S19) chứ không ở bên phải.

Theo nhà phát triển dòng xe 2S35, Koalitsiya-SV có tầm bắn tối đa 70 km và có khả năng tự động lựa chọn loại đạn thích hợp để bắn. Ngoài ra, nó có bảng chỉ huy-điều khiển thống nhất cho phép hiển thị tất cả các hoạt động. Do đó, có nhận xét rằng Koalitsiya-SV không phải pháo tự hành mà là một tổ hợp tự động hóa cải tiến.

(theo IHS Jane)