• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ủy viên thường trực HĐBA phải giải trình khi dùng quyền phủ quyết

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/4 tại New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ nhất trí thông qua nghị quyết về yêu cầu 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) phải giải trình khi họ sử dụng quyền phủ quyết với các quyết định của HĐBA.

27/04/2022 10:45
Ủy viên thường trực HĐBA phải giải trình khi dùng quyền phủ quyết - Ảnh 1.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu 5 nước Ủy viên thường trực HĐBA phải giải trình khi sử dụng quyền phủ quyết - Ảnh: UN

Nghị quyết do Liechtenstein đề xuất, được 83 nước thành viên Đại hội đồng LHQ, trong đó có Mỹ, Ủy viên thường trực HĐBA, ủng hộ trước khi được đưa ra Đại hội đồng lấy ý kiến.

Theo Phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại LHQ, một trong những điểm cốt lõi của nghị quyết này là Đại hội đồng LHQ có quyền họp phiên toàn thể thảo luận về vấn đề mà một hay nhiều nước Ủy viên thường trực HĐBA sử dụng quyền phủ quyết để cản trở HĐBA ra nghị quyết liên quan.

Phiên họp đó của Đại hội đồng sẽ được tiến hành tự động trong vòng 10 ngày kể từ khi quyền phủ quyết được 1 trong 5 nước Ủy viên thường trực HĐBA đưa ra.

Theo LHQ, nếu có cuộc tranh luận tại Đại hội đồng LHQ sau khi có nước Ủy viên thường trực HĐBA dùng quyền phủ quyết, Đại hội đồng mời họ giải trình việc sử dụng quyền phủ quyết này.

Mặc dù không thay đổi được quyền phủ quyết của các nước Ủy viên thường trực HĐBA nhưng nghị quyết mới này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của HĐBA và buộc các nước có quyền phủ quyết phải thận trọng hơn khi sử dụng tới quyền phủ quyết.

Trong cơ chế hiện nay của LHQ, chỉ cần 1 trong 5 nước Ủy viên thường trực HĐBA dùng quyền phủ quyết thì HĐBA không thể ra được quyết sách gì cho dù đối với vấn đề khẩn cấp.

Năm nước Ủy viên thường trực HĐBA là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp.