• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Vạch nhiễu tìm thù” trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”

(Chinhphu.vn) - Theo Đại tá Nghiêm Đình Tích, Nguyên Trưởng ban Lịch sử - Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân, “vạch nhiễu tìm thù” là một trong những nhân tố góp phần quyết định làm nên chiến thắng Hà Nội -Điện Biên Phủ trên không, tháng 12/1972.

30/11/2012 16:51

Đại tá Nghiêm Đình Tích, Nguyên Trưởng ban Lịch sử - Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân-Ảnh: VGP/Huy Anh

Thưa ông, lực lượng Binh chủng Ra đa đóng góp như thế nào trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không?

Đại tá Nghiêm Đình Tích: Trong Chiến dịch, lực lượng ra đa đã thường xuyên làm nhiệm vụ mở máy thay phiên nhau quản lý bầu trời. Trong đêm đầu tiên của chiến dịch, ngày 18/12/1972, lực lượng ra đa đã phát hiện và báo động sớm cho Hà Nội trước 35 phút, tạo điều kiện cho Sở chỉ huy chiến dịch phán đoán nắm chắc tình hình, sử dụng lực lượng chiến đấu. Các đêm sau đó do đã có kinh nghiệm, việc xác nhận có B52 vào Hà Nội được chúng tôi cảnh báo sớm hơn, từ 35-50 phút. Vì vậy các cấp chỉ huy có điều kiện chủ động, chỉ huy đánh địch quyết liệt ngay từ những phút giây đầu tiên khi máy bay địch xâm phạm bầu trời Hà Nội.

Trong chiến dịch này, bộ đội Phòng không-Không quân, trước hết là bộ đội Ra đa đã không để Tổ quốc bị bất ngờ trước chiến dịch tập kích đường không của địch, tạo điều kiện cho các binh chủng hoả lực đánh thắng B52, đặc biệt là bộ đội tên lửa. Trong 34 chiếc B52 bị bắn rơi, bộ đội tên lửa đã bắn rơi 29 chiếc.

Được biết từ những năm 1966, chúng ta đã nghiên cứu cách đánh B52, ông có thể cho biết vài điều về vấn đề này?

Đại tá Nghiêm Đình Tích: Từ tháng 5/1966, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã điều Trung đoàn tên lửa 238 vào tuyến lửa Vĩnh Linh để nghiên cứu cách đánh B52 theo lời căn dặn của Bác “Muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”.

Ngày 16/4/1972, Tổng thống Mỹ Nixon huy động lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn. Mỹ đã 3 lần sử dụng B52 đánh ra Vinh, Thanh Hoá, Hải Phòng gây nhiều tổn thất lớn.

Chúng ta đã nghiên cứu và lập ra các phương án đánh B52 trong các tháng 5, 7, 9 và cuối cùng là phương án tháng 11/1972. Từ phương án, chúng ta xây dựng kế hoạch tác chiến, bảo đảm chiến đấu, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, các lực lượng đều triển khai rất chặt chẽ, rộng khắp và chúng ta đã thực sự chuẩn bị cho chiến dịch phòng không.  

Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mĩ Nixon chính thức ra lệnh mở Chiến dịch Linebacker II, sử dụng không quân chiến lược B.52, tập kích với quy mô hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc thì chúng ta cũng đã hoàn thành kế hoạch chủ động về mặt chiến dịch, chiến thuật phòng không đánh B52.

Vậy với một mạng lưới nhiễu dày đặc, bộ đội ra đa đã phối hợp tác chiến cùng lực lượng phòng không như thế nào trong chiến dịch?

Đại tá Nghiêm Đình Tích: Lúc đó, địch tập trung các nguồn nhiễu với mục đích là che dấu đội hình vào đánh Hà Nội, đặc biệt là các loại máy bay chiến thuật và máy bay B52 đã làm chúng ta rất khó khăn trong việc xác định mục tiêu. Từ Nghệ An chúng tôi phát hiện và đo dải nhiễu rộng hàng trăm km2. Nhưng với kinh nghiệm chống nhiễu, đánh máy bay địch từ năm 1967 và nghiên cứu chống nhiễu mới từ năm 1969, chúng tôi đã xây dựng các phương án, phát hiện và hiệp đồng trong chiến dịch, sẵn sàng đánh B52.

Chúng tôi có 6 máy thu sóng cm, lúc đó tất cả sóng máy thu đều bị nhiễu. Qua kinh nghiệm, chúng tôi chỉ sử dụng 1 máy thu, sử dụng 2 ăng ten trên và dưới hợp lý để chế áp nhiễu. Lúc này, trên màn hình chỉ còn dải nhiễu B52 rất nhẹ, nổi lên 3 điểm sáng đầu tăm. Tức là chúng tôi đã phát hiện ra có B52. Chúng tôi đã báo ngay về Hà Nội là phát hiện ra tín hiệu B52. Có tin báo từ ra đa, các đơn vị được báo động và kịp chuẩn bị chiến đấu. Tình báo ra đa có ý nghĩa như vậy, đã giúp cho các cấp chỉ huy chiến dịch sẵn sàng chiến đấu.

Trong những ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa này, ông có muốn gửi gắm những điều gì với thế thệ trẻ hôm nay?

Đại tá Nghiêm Đình Tích: Những ngày kỷ niệm này có rất nhiều ý nghĩa, tôi mong thế hệ trẻ hôm nay theo dõi, tìm hiểu để hiểu biết lịch sử dân tộc, biết được lịch sử vẻ vang và truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Thế hệ trẻ hãy cố gắng giữ vững và phát huy truyền thống anh dũng của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

Hồi 19 giờ ngày 18/12/1972, Đài trưởng Nghiêm Đình Tích cùng các trắc thủ Phạm Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Xích, thuộc Đại đội 45, Trung đoàn 291 phát hiện ba dải nhiễu B52. Sau một thoáng suy nghĩ, Đài trưởng Tích báo cáo lên cấp trên: “B52 địch có khả năng vào miền Bắc”.

Trung đoàn trưởng Đỗ Năm báo cáo về tổng trạm ra đa Quân chủng Phòng không Không quân: “B52 đang bay vào Hà Nội”. Ngay sau đó, Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu) đã báo cáo lên Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đồng thời phát lệnh báo động cho Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và một số tỉnh miền Bắc.

Đúng 19 giờ 40 phút ngày 18/12/1972, 90 lần chiếc B52 và 135 lần máy bay chiến thuật đã đánh liên tiếp 3 đợt vào các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, Hòa Lạc, Yên Bái và một số khu vực của Hà Nội.

Quân, dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội Phòng không-Không quân đã giành được thế chủ động, đánh địch quyết liệt ngay từ những phút giây đầu tiên khi máy bay địch xâm phạm bầu trời Hà Nội, hạ bệ B52, đánh gục “niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ”.

Huy Anh
(Thực hiện)