• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vai trò của Bộ Công Thương trong việc thực hiện “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020”

Nhằm thực hiện Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển ngày 01 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 842/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao” trong đó giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch.

06/06/2011 11:53

1. Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao

Đối tượng áp dụng

Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao áp dụng đối với các dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao, bao gồm các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao; phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra công nghệ cao để áp dụng vào sản xuất công nghiệp hoặc nghiên cứu ứng dụng, thích nghi, làm chủ, sáng tạo công nghệ nhập từ nước ngoài vào phát triển sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.

Mục tiêu chung của kế hoạch

Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP với tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% giá trị sản phẩm.

Sản xuất trong nước một số sản phẩm công nghiệp công nghệ cao có khả năng cạnh tranh; đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng.

2. Vai trò của Bộ Công Thương trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khải thực hiện “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020” định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên gồm các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Y Tế, Ngân hàng phát triển Việt Nam và các cơ quan có liên quan để thẩm định các dự án phát triển công nghiệp công nghệ cao, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2011.

Chi tiết Quyết định xem tại đây.