• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vai trò và vị thế của UNESCO Việt Nam ngày càng được nâng cao

Toàn cảnh Hội nghị

22/01/2011 18:26

Sáng 21/1/2011, UBQG UNESCO Việt Nam họp tổng kết công tác năm 2010 và định hướng công tác năm 2011 với sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoạigiao, Chủ tịch UBQG UNESCO Việt Nam.

Hội nghị khẳng định: Năm 2010 là năm tỏa sáng của công tác UNESCO Việt Nam trong mắt UNESCO; vai trò và vị thế Việt Nam trong mắt UNESCO và các quốc gia thành viên được nâng cao. Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng thư ký UBQG UNESCO Việt Nam cho biết: Trong hoạt động UNESCO, năm 2010 nổi bật với chuyến thăm chính thức của Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đúng vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hai bên đã ký Văn bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tổ chức UNESCO. 4 di sản của Việt Nam thuộc 4 thể loại được UNESCO công nhận gồm: Hoàng Thành Thăng Long (Di sản văn hóa thế giới), Hội Gióng - Đền Phù Đổng và Đền Sóc (Di sản văn hóa phi vật thể), Bia Tiến sĩ Văn Miếu (Di sản Tư liệu) và Cao nguyên đá Đồng Văn (Công viên Địa chất). Lĩnh vực giáo dục nổi bật với nhiều chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dân trí Việt Nam . Nổi bật là Chương trình Giáo dục cho Mọi người (EFA) được tiếp tục triển khai để hoàn thành vào năm 2015; Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững (ESD) được thực hiện với việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tiêu chí giáo dục trong các tình huống khẩn cấp. Các chương trình khoa học tự nhiên diễn ra tích cực, góp phần phát triển nền khoa học tự nhiên của đất nước. Đáng kể là việc đóng góp vào Văn bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2015; Chương trình hành động nửa sau thập kỷ giáo dục phát triển bền vững của Tiểu ban khoa học tự nhiên; Chương trình con người và sinh quyển; Công tác quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh việc quản lý Khu dự trữ Sinh quyển (DTSQ); Chương trình thủy văn quốc tế…

Năm 2011, phương hướng của UNESCO Việt Nam là triển khai Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010 -2015. Phối hợp với Bộ TN & MT và UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị Công viên Địa chất thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 7/2010. Trong lĩnh vực Giáo dục, đẩy mạnhsự hỗ trợ của đối tác trong UNESCO đối với giáó dục Việt Nam; Chương trình Giáo dục phổ thông, hoàn thiện tiêu chí đánh giá phong trào “Xây dựng trường học thânthiên, học sinh tích cực”, dạy thử nghiệm một lớp xóa mù chữ cho người Bana. Về khoa học tự nhiên, đẩy mạnh Chương trình conngười và sinh quyển, xây dựng dự thảo “Thông tư hướng dẫn xây dựng và thực thi khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam”, trình Thủ tướng phê duyệt, tiếp tục mở rộng dự án “Tiếp cận văn hóa trong quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển, Di sản thiên nhiên và Công viên Địa chất”…

Thu Nga

Ảnh: Trường Giang