• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vấn đề an toàn vệ sinh lao động: còn bị bỏ ngỏ

Những tác hại về mặt xã hội của việc không thực hiện đầy đủ về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp là hết sức lâu dài và nghiêm trọng. Bởi nếu người lao động làm việc trong môi trường độc hại kéo dài sẽ rất dễ mắc các bệnh nghề nghiệp như điếc, phổi, gan, sức khỏe sinh sản… Thế nhưng câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện đầy đủ các chính sách về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo qui định pháp luật góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động thì hiện nay dường như vẫn đang là vấn đề nan giải.

01/04/2011 18:23
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến cải thiện môi trường làm việc. *Doanh nghiệp lơ là Đồng Nai hiện có hơn 10 ngàn doanh nghiệp với gần 500.000 lao động. Thế nhưng theo số liệu của Trung chăm sóc sức khỏe – môi trường tỉnh thì năm 2010 chỉ mới có khoảng 30 doanh nghiệp đăng ký đo kiểm môi trường lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Qua đó cho thấy, tình trạng đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ. Đây chính là băn khoăn của nhiều đại biểu tại buổi làm việc của đoàn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh với sở Y tế và sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa qua về công tác an toàn vệ sinh lao động. Bà Nguyễn Thị Thanh Toàn, Trưởng ban Bảo hộ lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh nhận định, thông thường doanh nghiệp phải chú trọng và xem công tác an toàn sản xuất là trên hết vì nếu xảy ra tai nạn lao động sẽ ảnh hưởng không chỉ đến năng suất mà còn cả uy tín của doanh nghiệp. “Thế nhưng an toàn vệ sinh lao động hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ. Bởi vì để thực hiện các công việc như đo kiểm môi trường lao động, khám bệnh nghề nghiệp, khám sức khỏe định kỳ… rồi lo khắc phục, cải thiện điều kiện làm việc doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Nên họ cố lơ đi được bao nhiêu tốt bấy nhiêu hoặc thà chấp nhận đóng tiền phạt cho qua chứ không làm công tác ATVSLĐ. Rốt cuộc chỉ có người lao động với sức khỏe của mình là chịu thiệt thòi nhất”, bà Toàn nói. Kiểm tra an toàn cháy nổ tại KCN Gò Dầu. Qua kiểm tra thực tế tại nhiều doanh nghiệp trong tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều né tránh hoặc làm nhưng cũng chỉ mang tính chất đối phó với đoàn kiểm tra. Tại công ty Hóa chất Samsung Việt Nam, KCN Gò Dầu, huyện Long Thành, mặc dù lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tồn trữ, pha trộn, chế biến và xử lý các loại hóa chất nhưng người lao động làm việc ở công ty vẫn chẳng được khám sức khỏe định kỳ. Lý do được ông Lê Văn Lộc, Giám đốc vận hành công ty đưa ra là do người lao động quá ít nên công ty không tiện thực hiện. Ngoài ra, quan sát các nhận xét của đoàn kiểm tra do Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh làm trưởng đoàn phối hợp với sở Công thương và sở LĐ-TB&XH về những nội dung của công tác ATVSLĐ ở các doanh nghiệp thì hầu hết đều chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Có thể kế đến như không thành lập hội đồng bảo hộ lao động, không xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; xây dựng chưa đầy đủ các nội qui, qui trình an toàn vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn và nơi làm việc; huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động chưa đầy đủ nội dung theo qui định, đo kiểm môi trường lao động có nhiều mẫu không đạt tiêu chuẩn nhưng chưa cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện bồi dưỡng cho người lao động không đầy đủ… Mặc dù làm việc trong môi trường vượt tiêu chuẩn về bụi nhưng người công nhân này vẫn vô tư không mang phương tiện bảo vệ cá nhân. *Cơ quan quản lý nhà nước lúng túng Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Ban Văn hóa – Xã hội cho rằng, phải chăng do công tác xử phạt hiện nay còn quá nhẹ, chế tài chưa mạnh không đủ mức răn đe nên tình trạng sai phạm về ATVSLĐ vẫn chưa được khắc phục. Bổ sung vấn đề này, theo bà Mai Thị Tuyết, Trưởng phòng Thanh tra sở LĐ-TB&XH, khung xử phạt cao nhất hiện nay chỉ từ 10 – 15 triệu đồng là quá ít so với số tiền hàng trăm triệu đồng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đo kiểm môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng hàng tháng cho người lao động. Bà Tuyết cũng khẳng định, với số lượng hơn 10 ngàn doanh nghiệp trên toàn tỉnh thì đội ngũ thanh tra của sở với chỉ gần 20 người không thể kham hết khối lượng công việc khổng lồ này. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong việc kiểm tra mẫu nên việc thanh tra chỉ mang tính khách quan. Việc phối hợp giữa các bên trong việc chuyển giao hồ sơ, kết luận vẫn còn nhiều vướng mắc làm hạn chế tiến độ thực hiện. Đoàn kiểm tra ATVSLĐ tại KCN Biên Hòa 2. Bác sĩ Trần Trung Thuận, Giám đốc Trung tâm chăn sóc sức khỏe – môi trường người lao động cũng cho rằng, do tính chất nhập nhằng giữa hai lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động nên rất khó tách biệt trong quá trình quản lý thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ ở các doanh nghiệp. Bác sĩ Thuận cũng nhận định, thời gian qua, giữa các cơ quan chủ quản về công tác ATVSLĐ vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm mà chưa có sự phối kết hợp thực hiện. Nên chăng cần có sự nhìn nhận lại chức năng thanh tra về ATVSLĐ để có sự phối hợp kịp thời, nâng cao hiệu quả, đồng thời tránh chồng chéo làm khó doanh nghiệp, bác sĩ Thuận đề nghị. Và trong khi cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang còn lúng túng trong việc xử lý thì những sai phạm về ATVSLĐ vẫn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn lao động, cháy, nổ luôn ở mức cao trong những năm qua. N.L