• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Văn hiến Việt Nam từ Thăng Long – Hà Nội đến Phú Xuân - Huế

(Chinhphu.vn) - Đã từ lâu, cùng với sự phát triển của Thăng Long, nhiều vùng văn hóa đã nổi lên trong toàn quốc. Trong đó, có một vùng văn hóa rực rỡ trên mảnh đất đã từng mang tên Ô, Lý, rồi Thuận Hóa, Phú Xuân và Huế hôm nay.

21/01/2010 16:18

Cố đô Huế

 Văn hiến Thăng Long không phải là sản phẩm riêng của những con người sống trên mảnh đất Thăng Long, dù mảnh đất ấy là Thủ đô, trung tâm của cả nước. Không có lịch sử hàng nghìn năm đoàn kết chiến đấu của cả cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam thì không thể có văn hiến Thăng Long.

Cũng không thể có văn hiến Thăng Long nếu như không có sự đóng góp những giá trị vật chất và tinh thần của mọi miền, nhất là Phú Xuân-Huế, Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi tiếp nối Thăng Long-Hà Nội, trở thành những trung tâm mới của cả nước.

Sự giao thoa đầy hiệu quả giữa thủ đô Thăng Long với mọi miền đã tạo nên một nền văn hiến dân tộc vừa thống nhất, vừa đa dạng. Mỗi địa phương vừa có những nét chung của toàn quốc, vừa có những đặc trưng phong phú của địa phương mình.

Kế thừa và đổi mới là truyền thống chung của cả dân tộc. Kế thừa và đổi mới luôn luôn đem lại nguồn sinh lực mới cho truyền thống, khiến cho truyền thống luôn luôn được hiện đại hóa và nhân tố hiện đại không cắt đứt với truyền thống.

Đã từ lâu, cùng với sự phát triển của Thăng Long, nhiều vùng văn hóa đã nổi lên trong toàn quốc. Sau Thăng Long đã có nhiều vùng phát triển về giáo dục và văn hóa, về đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhiều người đã từ các vùng đất ấy đến Thăng Long để học tập hoặc tham gia các kỳ thi Hội ở Thăng Long, đóng góp cho đất nước nhiều vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ, Phó bảng. Nhiều tỉnh đã được nhà nước lựa chọn để tổ chức các kỳ thi Hương như Thăng Long, Sơn Nam, Kinh Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An. Những người này đã đóng góp lớn vào việc giao lưu văn hóa giữa thủ đô và địa phương, thực hiện một phần vào sự tỏa sáng của văn hiến Thăng Long ra toàn quốc.

Trong các tiểu vùng văn hóa nói trên, nổi lên một vùng văn hóa rực rỡ trên mảnh đất đã từng mang tên Ô, Lý, rồi Thuận Hóa, Phú Xuân và Huế hôm nay.

Trước khi chúa Nguyễn vào Thuận Hóa để lập nghiệp thì nơi đây đã là địa bàn cư trú của người Việt cổ từ ngàn năm trước.

Huế vốn là mảnh đất cũ trải qua hàng ngàn năm nằm trong Tổ quốc của vua Hùng, từ thời Văn Lang và Âu Lạc.

Con người Việt Nam dù ở Giao Chỉ, Cửu Chân hay Nhật Nam đều cùng gắn bó với nhau, cùng trải qua các bước thăng trầm, cùng chung vinh quang, cùng chia gian khổ.

Sự gắn bó giữa thủ đô Thăng Long với Thuận Hóa càng nâng cao thêm những nét đẹp cộng đồng rất bền vững về chủ nghĩa yêu nước, về lòng thương người, về ý chí kiên cường bất khuất để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, củng cố độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã gọi Thuận Hóa là phên dậu của Tổ quốc.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng, con trai Nguyễn Kim đã được phái từ Thăng Long vào trấn thủ Thuận Hóa và Quảng Nam để bảo vệ và xây dựng lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc.

Các chúa Nguyễn phía trước kế tiếp nhau xây dựng mảnh đất này đã có công lớn là khai hoang khẩn đất, di dân vào phương Nam tạo thành một dải đất rộng lớn. Với truyền thống thông minh và sáng tạo, con người Việt Nam vào sinh sống nơi vùng đất mới lại phát huy hơn nữa truyền thống lâu đời của dân tộc, vừa khai phá đất đai, vừa dũng cảm bảo vệ lãnh thổ. Cũng từ đó mà trong toàn quốc, tình yêu thương ngày càng thắm thiết, tinh thần đoàn kết chiến đấu càng chặt chẽ thêm.

Sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ gia đình phong kiến Trịnh - Nguyễn đã tạo ra sự chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài, kéo dài suốt hai thế kỷ cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Cuộc chiến tranh này đã đi ngược với tình cảm và ý chí của nhân dân, cản trở sự phát triển chung của cả dân tộc.

Đất nước trì trệ và suy thoái đã trở thành miếng mồi ngon cho sự xâm lược từ phương Bắc. Hơn 20 vạn quân Thanh kéo vào chiếm đóng Thủ đô Thăng Long, tưởng dễ dàng đặt toàn bộ đất nước dưới sự thống trị của chúng.

Một bất ngờ lịch sử đã diễn ra, đó là sự vùng dậy long trời lở đất của toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Lịch sử một lần nữa chứng minh truyền thống dân tộc là chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập dân tộc của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Năm 1802, Gia Long lên ngôi vua. Bị ảnh hưởng lâu ngày của sự xung đột Đàng Trong, Đàng Ngoài và xuất phát từ mối thù sâu sắc giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, các vua đầu triều đã có ý chia rẽ Thăng Long và Huế, không ngừng hạ thấp thành tựu và ảnh hưởng của Thăng Long. Thăng Long chỉ còn giữ vị trí là thủ phủ của Bắc Thành, lại phải đổi chữ Long là Rồng thành chữ Long là Thịnh. Năm 1805, Gia Long còn bắt phá bỏ Hoàng thành, xây lại tòa thành mới theo kiểu vô băng nhỏ hơn.

Dù nhà Nguyễn cố tình hạ thấp vị trí của Thăng Long nhưng đây vẫn là thắng địa, là một trung tâm kinh tế văn hóa lớn nhất. Văn hiến Thăng Long vẫn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển văn hóa và hiền tài của đất nước.

Kinh đô Huế tồn tại 80 năm thì đất nước rơi vào sự thống trị của đế quốc Pháp. Với thủ đoạn chia để trị chúng cắt đất nước ta thành 3 miền với 3 trung tâm: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Chúng cố tạo ra sự chia rẽ không chỉ ở lãnh thổ mà ở lòng người. Thủ đoạn của chúng cũng ít nhiều gây được một số nhận thức sai lầm, làm giảm sút phần nào tình cảm thống nhất dân tộc ở một số ít những người mơ hồ và bị đầu độc. Trong khi đó, nhân dân Việt Nam trước sau như một, luôn luôn gắn bó với nhau, quý trọng nhau, học hỏi nhau, coi độc lập thống nhất là lẽ sống của cả dân tộc và ở mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống văn hiến Thăng Long qua ngàn năm lịch sử cùng với những thành tựu vật chất và tinh thần của Huế mãi mãi là tài sản, là sức mạnh và niềm tự hào của cả nước.

Sông Hương thơ mộng

Văn hiến Thăng Long không ngừng được thừa kế và phát triển ở Huế. Mọi người Việt Nam dù Nam hay Bắc đều tự hào trước những thành tựu tinh thần và vật chất của văn hóa và con người xứ Huế. Huế không chỉ nổi lên với cảnh đẹp của sông Hương, núi Ngự, sự rực rỡ của cung điện và lăng miếu, Huế còn mang những nét đặc sắc trong sinh hoạt của mình từ ăn, mặc, ở đến những giao tiếp hàng ngày trong gia đình và ngoài xã hội.

Sẽ là sai lầm nếu như nghĩ rằng đó chỉ là những thứ vốn có trong truyền thống văn hiến của dân tộc mà tiêu biểu là Thăng Long. Và cũng sẽ sai lầm nếu tưởng rằng Huế đã cắt đứt với truyền thống dân tộc và mọi thứ ở nơi này chỉ là sản phẩm của riêng Huế.

Huế cũng như Thăng Long trước đây chỉ có thể phát triển thành một trung tâm của cả nước khi biết kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống tốt đẹp của ông cha từ xưa, đồng thời tiếp thu và nâng cao hơn những giá trị vật chất và tinh thần của cả nước.

Chân lí này được chứng minh trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành công của xứ Huế...

Tóm lại, trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, con người xứ Huế đã có rất nhiều nét đặc sắc đóng góp vào việc không ngừng phát triển nền văn hiến Việt Nam. Huế là niềm tự hào của cả dân tộc, là nơi tiếp nối đầy sáng tạo những truyền thống lâu đời của dân tộc được kết tinh ở thủ đô Thăng Long, được nâng cao thêm ở Huế và tỏa sáng trên mọi miền đất nước, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hiến của đồng bằng sông Cửu Long.

GS Vũ Khiêu

trích từ sách "Tìm hiểu ngàn năm văn hiến Thăng Long"