• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về hạn mức và thủ tục với cá nhân thuê đất trồng rừng

(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Quang Tiệm (tỉnh Quảng Bình) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về hạn mức đất đối với gia đình, cá nhân thuê thực hiện dự án trồng rừng và trình tự, thủ tục thuê đất trồng rừng.

24/05/2011 17:35

Tháng 4/2009, ông Tiệm có thuê tổ chức tư vấn tiến hành khảo sát, lập dự án trồng cây công nông nghiệp gắn với sản xuất nông lâm kết hợp phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo hướng kinh doanh tổng hợp phát triển bền vững và lên bản đồ quy hoạch trồng rừng.

Dự án của ông Tiệm đã được UBND xã, huyện đồng ý về chủ trương và hướng dẫn thủ tục cho thuê đất. Quy hoạch chi tiết vùng đất thuê đã được công khai, diện tích đất xin thuê khoảng 350 ha (đất trống đồi núi trọc) do xã, huyện quản lý. Do hồ sơ đề nghị hiện có một số vướng mắc, ông Tiệm đề nghị được giải đáp nội dung sau:

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân (là chủ đầu tư) được và có quyền thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tham gia trồng mới 5 triệu ha rừng thì diện tích đất được thuê là bao nhiêu ha và cấp huyện được phân cấp, ký cho thuê hạn mức bao nhiêu ha?

- Trình tự, thủ tục cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng đối với hộ gia đình là chủ đầu tư mà cơ quan cấp huyện là cơ quan quyết định cho thuê được quy định như thế nào?

Về vấn đề này, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, việc hộ gia đình đề nghị thuê đất trống, đồi núi trọc (thuộc nhóm đất chưa sử dụng) đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo hướng kinh doanh tổng hợp phát triển bền vững đã được quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai.

Theo đó, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Đồng thời, trình tự, thủ tục xin thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện được thực hiện theo khoản 2 Điều 28 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và hướng dẫn của UBND tỉnh Quảng Bình.

Đối với trường hợp giao đất, thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện thì người xin giao đất, thuê đất lập hồ sơ và gửi 2 bộ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin giao đất, thuê đất;

- Văn bản xác nhận nhu cầu sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;

- Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất cùng với việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện quyết định.

(Trích Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT)

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông tin hướng dẫn công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Ban Bạn đọc