• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về nâng ngạch viên chức trong các tổ chức khoa học và công nghệ

(Chinhphu.vn) - Ông Phạm Văn Lượng (luongpv@....) công tác tại 1 đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Đơn vị của ông đã được chuyển đổi sang Tổ chức khoa học và công nghệ độc lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ.

03/10/2011 11:26

Nay ông Lượng được chuyển ngạch từ kỹ sư sang kỹ sư chính nhưng cơ quan Bảo hiểm không chấp nhận thay đổi mức đóng của ông và yêu cầu ông phải thi. Ông Lượng muốn biết trường hợp như ông có phải thi không, nếu phải thi thì liên hệ ở đâu?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư  Hà Nội đã giải đáp thắc mắc của ông Lượng như sau:

Nâng ngạch lương theo hướng dẫn của đơn vị chủ quản

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010, thì:

- Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm bảo đảm chi trả tiền lương, tiền công không thấp hơn mức tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương (nếu có) do Nhà nước quy định đối với cán bộ, viên chức và người lao động tại các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Tùy thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị và năng lực, trình độ của người lao động, mức chi trả tiền lương, tiền công thực tế có thể cao hơn mức Nhà nước quy định. Tiền lương, tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng, là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và được tính vào chi phí hợp lý trước thuế của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, ngạch, bậc lương và các khoản trích theo lương, tổ chức khoa học và công nghệ phải sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị theo sự điều chỉnh của Nhà nước.

Theo hướng dẫn tại Điểm 7, Mục IX, Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP thì việc nâng ngạch cho viên chức trong các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành.

Hiện nay, việc nâng ngạch lương đối với người lao động làm việc trong các Tập đoàn, Công ty Nhà nước từ ngạch chuyên viên, kỹ sư lên ngạch chuyên viên chính, kỹ sư chính vẫn được thực hiện theo Thông tư số 04/1998/TT-LĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, yêu cầu về trình độ đối với kỹ sư chính là: Đã có thời gian tối thiểu ở ngạch kỹ sư từ 6 năm trở lên; Qua lớp bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp và trung cấp quản lý hành chính của Nhà nước; Có đề án, công trình nghiên cứu, sáng tạo được áp dụng; Có một ngoại ngữ đọc, nói và nghe thông thạo; Không vi phạm nội quy lao động của doanh nghiệp; Có đơn xin thi nâng ngạch và được Hội đồng thi nâng ngạch của doanh nghiệp chấp thuận.

Như vậy, tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, áp dụng chế độ tiền lương đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương (nếu có) do Nhà nước quy định. Việc nâng ngạch thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị chủ quản, trên cơ sở Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH.

Đối chiếu quyết định nâng ngạch khi thay đổi mức đóng BHXH

Tại Điểm 1 Phần II Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc (Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) quy định căn cứ đóng BHXH với người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước như sau: Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương, tiền công của người lao động được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

Theo đó, khi thực hiện thủ tục thay đổi mức đóng BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động cần xuất trình cho Cơ quan BHXH quyết định nâng bậc lương hoặc quyết định nâng ngạch lương hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc liên quan đến việc thay đổi căn cứ và mức đóng BHXH.

Trường hợp ông Phạm Văn Lượng phản ánh thì việc nâng ngạch cho viên chức trong các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn.

Căn cứ vào yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn ngạch kỹ sư chính và kết quả thi (hoặc xét) nâng ngạch, đơn vị ông đang công tác ban hành quyết định nâng ngạch từ ngạch kỹ sư lên ngạch kỹ sư chính đối với ông Phạm Văn Lượng theo thẩm quyền quy định tại Tiết e, Điểm 3 Mục IV Phần B Thông tư 04/1998/TT-BLĐTBXH.

Trách nhiệm của Cơ quan BHXH là căn cứ quyết định nâng ngạch và mức tiền lương theo ngạch bậc được nâng, để chấp thuận thay đổi mức đóng BHXH cao hơn cho ông Lượng.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.