• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về nguyên nhân gây “hội chứng viêm da dày sừng” ở Quảng Ngãi

(Chinhphu.vn) - Theo kết luận của Bộ Y tế, nguyên nhân gây hội chứng “viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân” ở Quảng Ngãi là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó, chủ yếu là do độc chất Aflatoxin có trong gạo mốc.

17/03/2013 20:30

PGS.TS Phan Trọng Lân và ông Nguyễn Tấn Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi kiểm tra gạo ăn của dân làng Rêu. Ảnh: Thanh Phương

Trong buổi làm việc với UBND huyện Ba Tơ và ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi mới đây, PGS TS Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Bộ Y tế đã kết luận nguyên nhân gây hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó, chủ yếu là do độc chất Aflatoxin có trong gạo mốc.

Ngày 14/3, trong cuộc khảo sát tại thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, Ba Tơ, nơi khởi phát bệnh, các chuyên gia đã không lấy mẫu đất, nước, tóc (như những lần trước) mà chỉ lấy mẫu gạo của các gia đình có người bị bệnh. Vì theo nhận định của Bộ Y tế, gạo mốc, loại gạo đồng bào xã Ba Điền vẫn ăn xưa nay là nơi chứa tác nhân gây bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiền, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, qua kiểm tra nhận thấy 100% ca bệnh mắc ở huyện Ba Tơ và Sơn Hà đều ăn gạo mốc, gạo cũ để lâu ngày. Loại lương thực này lại chứa độc chất Aflatoxin cao gấp 9 lần so với mức cho phép. Độc chất này khi ngấm vào người sẽ tác động phá huỷ chức năng gan, gây ung thư gan.

Cùng với việc lấy mẫu gạo, thóc chứa trong nhà kho của các gia đình, đoàn công tác của Bộ Y tế cũng khảo sát thói quen ăn gạo của người dân.

PGS.TS Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang lý giải đến nay, nhận thức về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của đồng bào đã khá cao. Đồng bào đã chủ động phơi khô thóc mới đem sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện bảo quản ở những nhà kho làm bằng gỗ vẫn chưa được đảm bảo. Tình trạng thóc ẩm mốc, vón cục xảy ra ở hầu hết các kho thóc của nhân dân Làng Rêu.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Ba Tơ, PGS.TS Phan Trọng Lân cũng đã khẳng định: Tuy gạo mốc không phải là tác nhân gây bệnh, nhưng chính là nơi tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh, chất Aflatoxin phát triển với nồng độ cao gây ra hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Do vậy, cần khuyến cáo người dân không nên ăn gạo mốc hoặc gạo nhà nước cấp nhưng để trong thời gian quá lâu.

Trong diễn biến liên quan, sáng 16/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã họp với các ngành chức năng và lãnh đạo 2 huyện Ba Tơ, Sơn Hà, là nơi đang có căn bệnh viêm da dày sừng bàn tay bàn chân diễn biến phức tạp nhằm mục đích bàn giải pháp hữu hiệu phòng chống bệnh (ngày 15/2 huyện Sơn Hà cũng phát hiện 2 người dân ở xã Sơn Ba cũng bị triệu chứng tương tự như bệnh ở Ba Điền, Ba Tơ).

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi cho biết tất cả các trường hợp tái phát và mới phát hiện bệnh tại Ba Tơ và Sơn Hà đều có biểu hiện men gan tăng cao.

Theo đề nghị của các sở, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến chứng bệnh này; đề nghị cung cấp nước sạch cho bà con vùng bệnh, đồng thời điều tra nghiên cứu, đối chứng và nhất là phải thực hiện nhiều biện pháp bao vây, không nên lơi lỏng và chỉ nghiêng vào kết luận nghi gạo không bảo đảm chất lượng của Bộ Y tế mà chủ quan…

Trong cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Thích cho rằng tình hình bệnh có phần phức tạp hơn trước với tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Chỉ trong 20 ngày đã ghi nhận có 11 ca bệnh và đã xảy ra trên diện rộng, với nhiều thôn, xã có ca bệnh, nhất là đã xuất hiện thêm ở huyện Sơn Hà, khiến người dân có tâm lý hoang mang, lo sợ.

Do vậy, để phần nào hạn chế các tình trạng trên, các ngành chức năng của tỉnh cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; nâng cao thể trạng, cấp gạo mới cho người dân, đồng thời tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh sớm để hạn chế tử vong.

Ngành Nông nghiệp cần hướng dẫn bà con cách thu hoạch, sơ chế lúa gạo đúng cách, để đảm bảo dinh dưỡng.

Ngành Y tế và chính quyền địa phương chủ động lo kinh phí điều trị, ăn uống đồng thời chữa trị cho bà con; đánh giá khách quan để xác định nguyên nhân cụ thể, không chỉ nghĩ đến vi nấm độc Aflatoxin mà chủ quan.

Cần tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện việc ăn, ở vệ sinh; sớm đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế khi phát hiệu triệu chứng bệnh để được điều trị kịp thời vì hiện nay, người dân vẫn còn tâm lý hoang mang, ngại đến bệnh viện.

Bên cạnh đó, ngành Y tế phải chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh; cần tăng cường vận động hỗ trợ các sản phẩm dinh dưỡng, thuốc bổ gan, men gan cho người dân; trang bị máy xét nghiệm huyết học cho Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, đồng thời sớm hoàn thiện và trang bị thiết bị cho Trạm y tế Ba Điền để đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Thanh Uyên