• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vệ tinh Việt Nam bắt đầu hành trình vào không gian

(Chinhphu.vn) - Vào lúc 4 giờ 48' ngày 4/8 (2 giờ 48' giờ Việt Nam), tại bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản, vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon của Việt Nam đã được tàu vận tải HTV4 đưa vào không gian.

04/08/2013 11:25

Tên lửa mang theo tàu vận tải HTV4 rời bệ phóng sáng 4/8/2013. Ảnh: Trung tâm Vệ tinh quốc gia

Trung tâm Vệ tinh quốc gia Việt Nam cho biết, theo thông báo từ Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), sáng ngày 4/8, tàu vận tải HTV4 (còn gọi là Konotori4) đã được phóng từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima mang theo vệ tinh Pico Dragon của Việt Nam và 3 vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Dự kiến, HTV4 sẽ đến Trạm ISS vào ngày 9/8 tới.

Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon có kích thước 10x10x11,35cm, nặng 1 kg, là sản phẩm được đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vệ tinh quốc gia trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, chế tạo. Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ ý tưởng, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam.

Pico Dragon có nhiệm vụ chụp ảnh Trái đất, đo đạc một số thông số vệ tinh bằng các cảm biến gắn trên vệ tinh; thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.

Vệ tinh Pico Dragon (màu đen, ngoài cùng bên trái) nằm trong ống phóng. Ảnh: Trung tâm Vệ tinh quốc gia

Qua các thử nghiệm thực hiện trước đó,  JAXA đã xác nhận vệ tinh Pico Dragon đạt đầy đủ điều kiện để đưa lên Trạm ISS bằng tàu vận tải HTV4.

Việc đưa thành công vệ tinh Pico Dragon vào không gian đã đánh dấu một bước trưởng thành của các kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vệ tinh quốc gia và là bước chuẩn bị để tiến tới mục tiêu nghiên cứu và phát triển vệ tinh riêng của Việt Nam.

Ngọc Ánh