• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao rừng phòng hộ ven biển ở Phú Yên bị tàn phá ?

Hàng trăm ha rừng phi lao dọc ven biển thuộc địa bàn các xã An Chấn, An Mỹ (huyện Tuy An), An Phú và Phường 9 (thành phố Tuy Hòa) tỉnh Phú Yên đang bị tàn phá không thương tiếc.

18/02/2011 16:29
* Rừng phi lao bị khai thác vô tội vạ
Khu rừng phi lao thuộc thành phố Tuy Hòa rộng ít nhất 600 ha đang bị khai thác theo kiểu da beo và khai thác từ trong ra ngoài. Ngoài ra, những cây phi lao có dáng đẹp, gốc to được khai thác về làm cây cảnh…Anh Dương Văn Thành, ở khu phố Ninh Tịnh, phường 9 khi vợ chồng anh đang cào lá phi lao rụng, anh Thành cho biết, mỗi ngày vợ chồng tôi cào được 2 cộ bò để bán cho các lò gạch, mỗi cộ 160 nghìn đồng. Có thể thấy thu nhập từ khai thác cây phi lao là rất khá. Nhưng nhìn kỹ bên dưới đống lá trong chiếc cộ bò của anh Thành là…những khúc cây phi lao.
Vào mùa nắng, cứ khoảng 4h30, khi đi ngang qua khu rừng phi lao phường 9 để tập thể dục, ai cũng nhận biết tiếng rựa, tiếng răng rắc bên trong khu rừng. Đó là người dân đang chặt cây bằng rựa hoặc bẻ nhánh cây phi lao bằng những cây sào có móc sắt dài khoảng 4 đến 6 mét.
Còn ở khu rừng phi lao thuộc các xã An Phú, An Mỹ rộng vài trăm hecta còn có tình trạng chặt rồi đốt làm than tại chỗ. Điều đó rất dễ dàng nhận biết khi còn lại dấu vết của những hầm đốt than gần hai bên con đường dẫn vào Khu du lịch Bãi Xép.
Gặp anh Nguyễn Văn Lan ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ khi anh đang chuẩn bị vào rừng phi lao để cào lá ở khu vực Bãi Xép, anh Lan cho biết: “Tôi chỉ cào lá để về làm bánh tráng, chứ không chặt cây. Nhưng từ ngày mở tuyến đường ngang qua rừng phi lao này để vào Khu du lịch Bãi Xép có rất nhiều người cưa cây, thậm chí họ còn chặt phi lao rồi đào hầm tại chỗ để đốt lấy than”.
* Đâu là nguyên nhân?
Trước đây, rừng phi lao được giao cho các HTX quản lý và khai thác bằng cách hàng nằm đều trồng mới theo kiểu trồng dặm và cho xã viên thu lượm lá phi lao rụng, chặt tỉa cảnh để làm chất đốt. Thế nhưng từ khi hàng trăm hecta phi lao được giao cho chủ đầu tư là những doanh nghiệp tư nhân thực hiện các dự án du lịch, nghỉ dưỡng thì bị tàn phá vô tội vạ. Trong khi các cơ quan chức năng như kiểm lâm và chính quyền địa phương hầu như làm ngơ.
Điều đáng nói là những dự án trên chưa thật sự đem lại hiệu quả, mà thay vào đó là nguy cơ người dân sẽ phải chấp nhận “sống chung” với sự bất thường của thời tiết vào mùa mưa bão.
“Điểm danh” lại thì thấy nhiều dự án đầu tư chưa hiệu quả do chậm hoặc không thực hiện như cam kết. Điển hình là dự án “Làng chuyên gia- Khu nghỉ dưỡng cao cấp SEASIDE” do Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Biển Xanh đầu tư, được khởi công vào ngày 28/10/2009 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm.
Dự án được UBND tỉnh Phú Yên giao 6,6 ha rừng phi lao nằm trong nội ô thành phố Tuy Hòa. Với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng khi hoàn thành, dự án này có 60 villa biệt lập và song lập được thiết kế với phong cách gần gũi thiên nhiên. Khu dịch vụ gồm hồ bơi, sân tennis, phòng massage, phòng tập thể dục, công viên cây xanh. Cụm nhà hàng, phòng họp có sức chứa 250 khách và Khu dịch vụ thể dục thể thao bãi biển, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, du lịch biển của các chuyên gia cũng như khách trong và ngoài nước.
Tại lễ khởi công, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Biển Xanh ông Nguyễn Thế Binh dõng dạc tuyên bố dự án này còn góp phần phục vụ cho năm du lịch Quốc gia duyên hải Nam trung bộ và lễ kỷ niệm 400 năm hình thành tỉnh Phú Yên được khai mạc vào ngày 1/4 năm 2011. Thế nhưng, kỷ niệm 400 năm hình thành tỉnh Phú Yên và năm du lịch Quốc gia chỉ còn 45 ngày mà nhà đầu tư lặn đâu mất tăm(?). Trong khi đó, những vạt rừng phi lao bị lén cưa, đào gốc hoặc chặt phá.
Tương tự, ngày 4/8/2009, Công ty TNHH Bắc Âu Biệt thự và Resort (Scandia Villa & Resort Ltd - Thụy Điển) cũng đã khởi công Dự án Làng du lịch quốc tế ven biển thành phố Tuy Hòa. Dự án gồm các hạng mục: bãi tắm và công viên rộng 40 nghìn mét vuông, 200 nhà nghỉ biệt thự, 120 căn hộ khách sạn, 1 resort 4 sao, 1 khách sạn 5 sao với 200 phòng, sân tennis, siêu thị, trường học, trạm y tế, khu giải trí khác....Thế nhưng đến nay nhà đầu tư chỉ mới xây dựng 6 nhà nghỉ dạng biệt thự và một số diện tích trồng cỏ làm công viên.
Điều đáng nói là không hiểu sao UBND tỉnh Phú Yên lại giao luôn một đoạn của tuyến đường Độc Lập chạy dọc ven biển cho nhà đầu tư. Do vậy, gần một trăm ha phi lao nằm về phía Bắc của dự án Làng du lịch quốc tế ven biển thành phố Tuy Hòa hầu như không ai quản lý, bị chặt phá vô tội vạ, thậm chí người dân dùng cộ bò chặt cây phi lao giữa ban ngày mà không bị xử lý.
Dự án Khu du lịch Long Beach còn khoảng 4 hecta rừng phi lao đến thời điểm này đã hơn 2 năm mà nhà đầu tư vẫn chưa khởi công. Khu rừng phi lao này đang là điểm hoạt động mại dâm lý tưởng về đêm.
Đối diện với Khu du lịch Long Beach là bờ biển trước đây có 23 hộ kinh doanh dịch vụ, ăn uống. Trước mùa mưa năm 2010 những hộ này buộc phải di dời đi để giao bờ biển cho nhà đầu tư xây dựng các điểm kinh doanh dịch vụ, ăn uống nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện. Vì vậy, mùa mưa bão cuối năm 2010 nước biển đã làm xói lở và ăn sâu vào đất liền ít nhất 30 mét.
Có thể nói, xét cho cùng những dự án nói trên thực chất chỉ là những “dự án treo”; đồng thời với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền, ngành kiểm lâm là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rừng phòng hộ ven biển tính Phú Yên đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Thế Lập