• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao sữa 'bẩn' vẫn tồn tại trên thị trường?

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp vi phạm chọn kinh doanh sản phẩm sữa giả không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.

15/04/2025 15:48
Vì sao sữa 'bẩn' vẫn tồn tại trên thị trường?- Ảnh 1.

Trong 4 năm (năm 2021 – 2024), lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ liên quan đến nhóm sản phẩm sữa - Ảnh: Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm do 2 doanh nghiệp nêu trên đang sản xuất, kinh doanh.

Xử lý gần 800 vụ việc vi phạm liên quan đến nhóm sản phẩm sữa

"Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao", ông Linh thông tin.

Đối với nhóm sản phẩm sữa, Cục trưởng Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước thông tin thêm: Trong 4 năm (năm 2021 – 2024), lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ liên quan đến nhóm sản phẩm sữa; số tiền xử phạt hơn 2,2 tỷ đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon. 

Điển hình như địa bàn Hà Nội đã kiểm tra và xử phạt 53 vụ với tổng số tiền phạt 546 triệu đồng; tổng số lượng hàng hóa tịch thu, tiêu hủy với mặt hàng sữa là 5.853 lon, hộp, chai… với tổng giá trị hơn 200 triệu đồng.

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (nay là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã chuyển 2 vụ tới cơ quan cơ quan điều tra. Cụ thể, ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp Công an huyện Gia Lâm khám phương tiện mang BKS 29H-485.71 phát hiện 3.000 lon sữa bột không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần chưa đạt chi tiêu chất lượng quy đinh của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia của Hộ kinh doanh Trần Thị Kim Cúc tại HA11.SP11-40, đường HA11, Vinhomes Oceanparl, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Ngày 10/1/2024, Đội Quản lý thị trường số 9 phối hợp với Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Gia Lâm kiểm tra Công ty Cổ phần sản xuất thực phẩm công nghệ cao NCT3 Food tại địa chỉ thôn Mỹ Nội, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội phát hiện hơn 123.600 là hộp, túi, gói… liên quan đến sữa và các chế phẩm từ sữa có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữ thời hạn sử dụng và có chỉ tiêu chất lượng dưới 70% chỉ tiêu đã công bố.

Sữa 'bẩn' lách luật nhờ người nổi tiếng quảng cáo bán trên mạng xã hội

Lý giải về việc một lượng sản phẩm vi phạm lớn như vậy "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện, ông Trần Hữu Linh đánh giá: Việc một số doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm và sản phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

Thứ hai, các doanh nghiệp này chọn kinh doanh sản phẩm này không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.

Thứ ba, các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Tăng cường phối hợp liên ngành y tế, nông nghiệp để phát hiện sữa 'bẩn'

Từ vụ việc nêu trên, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Thông qua quá trình này, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.

"Mục tiêu xuyên suốt của Bộ Công Thương là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đảm bảo ổn định thị trường và siết chặt kiểm soát với các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng", ông Trần Hữu Linh cho biết.

Phan Trang