• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao taxi Việt Nam đắt gấp rưỡi Singapore?

(Chinhphu.vn) - Lý giải về việc giá cước taxi của Việt Nam đang đắt gấp đôi giá cước của thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore, có ý kiến cho rằng đó là do trình độ quản trị yếu kém, lạc hậu.

10/09/2015 10:00
Cước taxi tại Việt Nam đang cao gấp rưỡi Singapore.

Nghịch lý “tăng nhanh, giảm chậm”

Ông Nguyễn Tiến Thoả, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết, giá cước taxi ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực.

Cụ thể, giá cước taxi trung bình ở Bangkok (Thái Lan) là 3.800 đồng/km (6 bath), ở Manila (Philipines) là 5.700 đồng/km (11,93 peso), ở Jakarta (Indonesia) là 6.300 đồng/km (4.000 rupiah) và ở Singapore cũng chỉ 8.700 đồng/km (0,55 S$).

So với thành phố đắt đỏ nhất thế giới là Singapore, cước taxi tại Hà Nội đang cao hơn 26,4-60% và ở TPHCM cao hơn 66,7-78,2%.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAR) nhận định, người tiêu dùng Việt Nam đang phải chịu thiệt hại không nhỏ từ mức cước vận tải quá cao.

Một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự thiệt hại này là doanh nghiệp vận tải không chịu giảm giá cước, dù giá xăng dầu - yếu tố cấu thành quan trọng trong giá cước vận tải (chiếm tới 25-35%) đã giảm 5 lần liên tiếp (khoảng 16,3%) trong 3 tháng vừa qua.

Ông Hùng tính toán, cước taxi 5 chỗ tại TPHCM hiện có mức giá là 14.500-15.500 đồng/km, xăng cấu thành khoảng 4.350-6.200 đồng/km, chiếm 30-40% giá thành. Vậy khi giá xăng giảm tới 16,3% mà giá cước chưa giảm, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đã phải chịu thiệt hại khoảng 710-1.012 đồng/km.

“Nghịch lý tăng nhanh, giảm chậm ở thị trường Việt Nam lặp đi lặp lại suốt 5 năm qua. Với hàng triệu người sử dụng dịch vụ vận tải thì số tiền thiệt hại về phía người tiêu dùng và số tiền lợi nhuận về phía  doanh nghiệp là không hề nhỏ”, đại diện VINASTAR khẳng định.

Trình độ quản lý yếu kém, chưa ứng dụng được công nghệ

Giá cước taxi Việt Nam đắt gấp rưỡi Singapore, theo lý giải của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đó là do trình độ quản trị của doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam còn lạc hậu, mọi thứ đều khoán cho lái xe rồi “ăn chia” theo tỷ lệ như 65-35 hay 60-40…

“Đội ngũ để quản lý điện đàm, đội ngũ thanh kiểm tra nội bộ tại các doanh nghiệp taxi cũng khá đông, khiến chi phí giá thành vận tải ở Việt Nam rất cao, buộc các doanh nghiệp vận tải phải áp dụng giá cước cao để bù chi phí”.

Cũng theo lãnh đạo Ủy ban ATGT quốc gia, trong thời gian tới, Ủy ban sẽ tham mưu cho Bộ GTVT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vận tải như Uber taxi, Grab taxi.

“Mục tiêu 1 người gọi thì chỉ có 1 xe chạy đến đón, không còn xe chạy rỗng, không cần đội ngũ cồng kềnh như nhân viên trực tổng đài, đội ngũ thanh tra nội bộ. Khi chi phí đầu vào giảm sẽ kéo giá thành giảm, giá cước taxi cũng phải giảm theo. Điều này cũng lý giải vì sao cước Uber taxi, Grab taxi rẻ như vậy.

Nếu chúng ta đẩy mạnh ứng dụng được công nghệ thông tin vào quản lý vận tải thì chắc chắn giá cước taxi Việt Nam sẽ rẻ hơn Singapore”, ông Khuất Việt Hùng phân tích.

Trước đó, ngày 8/9, nhằm kiểm soát giá cước vận tải trước việc giá xăng dầu giảm sâu, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác quản lý và thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Phan Trang