• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vị tướng trận mạc nói về giá trị của hòa bình

(Chinhphu.vn) - Không nói nhiều về những kỷ niệm thời trận mạc, người lính già ấy giờ đây chỉ nhắc đến giá trị của Hòa Bình, điều mà cả dân tộc ta, trong đó có rất nhiều đồng đội của ông đã đổ máu xương giành được.

16/04/2015 09:57

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ. Ảnh: VGP/Kim Ngân

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, vẫn nhớ như in ngày ông cùng Trung đoàn 88, phối thuộc cánh quân thứ 5 tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975).

Người lính đầu bạc kể lại những kỷ niệm không thể nào quên về những ngày tháng Tư lịch sử của 40 năm về trước: “Tháng 2/1975, Quân khu điều tôi về Trung đoàn bộ Trung đoàn 88 - một trong những trung đoàn cơ động, giữ cương vị Tham mưu phó tác chiến. Tháng 4/1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi vinh dự  cùng Trung đoàn hành quân đánh địch dọc quốc lộ 50, vượt cầu Chữ Y, tiến vào Sài Gòn”.

Cuộc đời binh nghiệp của ông có nhiều kỷ niệm, tham gia nhiều trận đánh và giành nhiều thắng lợi, nhưng sự kiện trọng đại nhất mà ông được chứng kiến là vào đúng giây phút lịch sử lúc 11h30’ ngày 30/4/1975, khi qua sóng của Đài phát thanh Sài Gòn, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách mạng vô điều kiện. Lúc ấy, Trung đoàn 88 nhận lệnh tiến công chiếm Tổng nha Cảnh sát ngụy rồi tiếp tục tiến quân về khu căn cứ Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy…

“Không khí Sài Gòn ngập trong biển người, biển hoa chào đón đoàn quân chiến thắng vẫn còn nguyên trong tâm trí tôi dù cách nay đã 40 năm”, ông bồi hồi nói.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi tuyệt vời của chiến tranh nhân dân, kết thúc cuộc kháng chiến kéo dài suốt 21 năm (1954-1975), mở ra thời kỳ mới cho đất nước, cho dân tộc.

Một trong những bài học về nguyên nhân của thắng lợi là tình đoàn kết gắn bó quân - dân, sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với các binh đoàn chủ lực.

Dù 40 năm đã qua nhưng ông không thể quên những người trước đó dù không hề quen biết (như má Tư Bún ở Cái Bè, Tiền Giang, anh Hai Thuần ở Tân Trụ, Long An…), rồi các má, các em, các anh, các chị ở Cần Giuộc, Bình Chánh, Nhà Bè…, những người vừa gặp đã như ruột thịt, tạo mọi kiện có thể để đơn vị hành quân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

Được điều động tới những chiến trường ác liệt khác để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm sau đó, ông cũng như rất nhiều đồng đội khác của mình hiểu rõ giá trị của hoà bình, không bao giờ muốn chiến tranh.

Hiện người lính già đang giữ cương vị Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TPHCM kiêm Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, vẫn hàng ngày đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho việc giải quyết hậu quả chiến tranh, xoa dịu nỗi đau cho hàng triệu con người…

Kim Ngân