• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việc bồi thường khi vi phạm cam kết đào tạo

(Chinhphu.vn) - Ông Trần Minh Tú (TP. Hà Nội) được Công ty cử đi học một khoá đào tạo với mức học phí 2.000 USD. Khi tham gia khoá học này, ông Tú được yêu cầu ký cam kết làm việc 2 năm liên tục, nếu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải đền gấp 3 lần chi phí khóa học và toàn bộ các thiệt hại gây ra nếu có do sự chấm dứt này.

03/08/2011 16:02

Ông Tú muốn được biết, nếu ông tự ý chấm dứt hợp đồng trước hạn, ông Tú sẽ phải bồi thường gấp 3 lần hay chỉ bồi thường đúng chi phí khóa học?

Về vấn đề trên Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Khoản 3, Điều 41 Bộ luật Lao động (đã sửa đổi, bổ sung) quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”.

Tại Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề, ở khoản 4, Điều 18 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề.

Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học”.

Trên thực tế, khi người lao động (NLĐ) được doanh nghiệp đào tạo nghề,  hoặc cử đi đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức... bằng chi phí do doanh nghiệp đài thọ,  thì doanh nghiệp thường yêu cầu NLĐ trước khi được đào tạo phải ký cam kết  bằng văn bản về việc sau khi được đào tạo phải làm việc cho doanh nghiệp một thời gian nhất định. 

Trường hợp trong bản hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ có thỏa thuận cụ thể về đào tạo và thời gian NLĐ phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo, trách nhiệm bồi thường khi NLĐ không làm việc đủ thời gian đó, thì các điều khoản về vấn đề này trong hợp đồng lao động được coi là cam kết đào tạo bằng văn bản.

Trường hợp giữa các bên có cam kết đào tạo bằng văn bản, hoặc nội dung bản hợp đồng lao động có điều khoản về đào tạo, NLĐ cam kết sau đào tạo làm việc cho doanh nghiệp,  mà NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng, không làm việc đủ thời gian cam kết  thì phải bồi thường chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Thiệt hại thực tế phát sinh từ việc NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không thực hiện đúng cam kết sau đào tạo, sẽ làm cho doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực được đào tạo theo vị trí làm việc, tác động xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Thiệt hại đó có thể lớn hơn chi phí đào tạo mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Do vậy mức bồi thường bao nhiêu để bù đắp được thiệt hại cũng cần phải căn cứ vào thực tế. Trường hợp đã có thỏa thuận về mức bồi thường thì phải thực hiện theo thỏa thuận.  

Trường hợp ông Trần Minh Tú được công ty cử đi học một khoá học với tiền học phí khoảng 2.000 USD. Ông đã cam kết sau khóa học sẽ làm việc cho công ty 2 năm liên tục. Theo các quy định nêu trên, nếu ông Tú đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì ông sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo. Việc bồi thường chi phí đào tạo phải căn cứ vào các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học... 

Trường hợp ông Tú đã ký cam kết, thỏa thuận mức bồi thường gấp 3 lần tiền học phí được cấp thì ông Tú phải thực hiện theo thỏa thuận bồi thường đó. Tuy nhiên việc cam kết, thỏa thuận bồi thường phải căn cứ vào các khoản chi hợp lý liên quan đến việc đào tạo, căn cứ vào thiệt hại thực tế của công ty và việc bồi thường phải thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam. Nếu bản cam kết không dựa vào các căn cứ này thì khi xảy ra tranh chấp và có yêu cầu Tòa án giải quyết, có thể sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu một phần.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.