• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việc gắn phụ đề một số tuyến phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội: Cách làm hay cần được nhân rộng

HNP - Thời gian gần đây, những tấm biển tên phố mới được gắn trên nhiều tuyến phố Thủ đô như: Lê Thái Tổ, Lê Thạch, Phan Bội Châu, Lê Lai, Bà Triệu... có thêm những chú giải công lao, sự kiện gắn liền với các danh nhân, anh hùng dân tộc đã thực sự tạo nên một hiện tượng ở Hà Nội. Đây không phải là một ý tưởng mới vì nó đã được áp dụng ở nhiều thành phố trên thế giới, nhưng rõ ràng là một cách làm rất ý nghĩa. Nhiều người xem cách làm này là hình thức "dạy" lịch sử hay, mang lại những hiệu quả xã hội nhất định.

16/02/2012 07:55

HNP - Thời gian gần đây, những tấm biển tên phố mới được gắn trên nhiều tuyến phố Thủ đô như: Lê Thái Tổ, Lê Thạch, Phan Bội Châu, Lê Lai, Bà Triệu... có thêm những chú giải công lao, sự kiện gắn liền với các danh nhân, anh hùng dân tộc đã thực sự tạo nên một hiện tượng ở Hà Nội. Đây không phải là một ý tưởng mới vì nó đã được áp dụng ở nhiều thành phố trên thế giới, nhưng rõ ràng là một cách làm rất ý nghĩa. Nhiều người xem cách làm này là hình thức "dạy" lịch sử hay, mang lại những hiệu quả xã hội nhất định.


Học lịch sử qua những dòng tên

Thực tế lâu nay, không chỉ những người ở xa đến Hà Nội, mà ngay cả nhiều người sinh sống tại Thủ đô, đặc biệt là lớp trẻ, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của từng tên phố. Xuất phát từ thực tế này, năm 2007, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã đề xuất và được UBND thành phố Hà Nội giao chủ trì xây dựng đề án "Tuyên truyền giới thiệu lịch sử đường phố và địa danh văn hóa Hà Nội". Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc tưởng như đơn giản, nhưng khi triển khai thì khá phức tạp.
Một số ý kiến cho rằng tại đầu mỗi con phố, cạnh biển tên phố cũ, nên có hẳn một tấm bảng giới thiệu về danh nhân được đặt tên, hoặc về lai lịch con phố, di tích... Tuy nhiên, khi dựng thử mô hình này, thì thấy rất phức tạp, vì tấm biển chiếm nhiều không gian, mặt khác, chỉ phù hợp tại những Phố cổ. Cũng có chuyên gia cho rằng nên treo các biển quảng bá như pa-nô, áp-phích... Sau nhiều lần bàn bạc, phương án thông tin tuyên truyền về lịch sử đường phố và địa danh văn hóa được thống nhất đưa vào ngay trong các biển tên đường phố. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về nội dung, Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm lắp đặt. Tính đến nay, đã có 30 tuyến phố trên địa bàn hai Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình được thí điểm ghi phụ đề trên biển ghi tên phố.
Việc gắn biển chú giải cho các đường phố mang tên danh nhân, địa danh lịch sử đã góp phần bổ sung kiến thức cần thiết cho người dân và khách du lịch tới thăm Thủ đô. Chẳng hạn phố Lê Thái Tổ ghi “Lê Thái Tổ (1385 - 1435): Miếu hiệu của Lê Lợi, Anh hùng Dân tộc, lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lên ngôi vua năm 1428" đã giúp người đi đường hiểu được những thông tin tóm tắt về công trạng, sự nghiệp của Vua Lê Thái Tổ. Tương tự như thế, các biển tên phố như: Lê Thạch, Lê Lai, Đinh Tiên Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đều được ghi thêm phụ đề về những nhân vật lịch sử này. Chị Thanh Hằng, một khách du lịch nhận xét, cách ghi phụ đề này rất hay, giúp mọi người hiểu ý nghĩa tên của tuyến phố. “Giờ tôi mới biết Lê Lai là tướng của Lê Lợi, có công trong kháng chiến chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV. Việc gắn tên biển có ghi chú thích như thế này giúp những người Việt trẻ tuổi như chúng tôi hiểu hơn về lịch sử dân tộc”.
Cần nhân rộng
Nhận xét về việc gắn biển “phụ đề” đường phố, TS. Nguyễn Thị Dơn, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội, cho biết: Theo ghi nhận ban đầu, việc ghi chú thích tên đường phố thời gian qua nhận được phản ứng tích cực của người dân, bởi đây là cách học lịch sử qua một cách tiếp cận khác, ngắn gọn, dễ nhớ hơn. Ví dụ như ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, ngày mất thì người dân không thể nhầm ông Phan Đình Phùng là em ông Phan Đình Giót. Đồng thời người dân và khách du lịch cũng hiểu rõ hơn công trạng của những danh nhân trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc”.
Cũng theo TS. Nguyễn Thị Dơn, các tên phố của Hà Nội gồm hai dạng chính: tên danh nhân hoặc tên địa danh. Trên thực tế, có nhiều tên tuyến đường, phố ở Hà Nội mà chính bản thân người dân Thủ đô cũng không nắm được thông tin về danh nhân, hoặc ý nghĩa của địa danh được đặt tên cho các đường phố. Những vị anh hùng dân tộc như: Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... thì được phần lớn người dân nắm rõ công trạng, tiểu sử. Nhưng có những tên phố mới và cả phố cũ mang tên những nhân vật ít người biết tới như Phan Bá Vành, Vũ Thạnh, Đoàn Nhữ Hài... Ngoài tên danh nhân, có những tên phố mang tên địa danh cũng gây sự khó hiểu cho người dân. Từ đó, TS. Dơn cho rằng: nhân dịp đặt tên phố mới, hoặc cắm biển tên phố có phụ đề như hiện nay, nên tổ chức những buổi thuyết trình tới nhân dân. Có thể gắn hoạt động này với những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng khác... Nội dung chú giải tên các tuyến phố cũng phải khác biệt với các công trình công cộng khác. Chẳng hạn như các công viên cần được giới thiệu về diện tích, năm xây dựng, những loài thực vật có giá trị sinh thái, giá trị lịch sử được trồng trong đó...
Theo tìm hiểu chúng tôi, sau khi Công ty FPT - đơn vị triển khai dự án này có đơn xin triển khai dự án gắn biển có ghi chú thích tên đường phố, dự án đã được Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Giao thông Vận tải có ý kiến để triển khai. Theo đó, nội dung phụ đề ghi trên biển do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch duyệt. Sở Văn hóa, Thể thao đã có Công văn ngày 8/8/2011 xin ý kiến của Ban Tuyên giáo Thành ủy góp ý vào nội dung biển phụ đề giới thiệu truyền thống lịch sử tên một số đường phố để FPT thực hiện. Đến ngày 5/10/2011, sau khi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có văn bản thẩm định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành chỉnh sửa một số nội dung trên biển phụ đề sao cho ngắn gọn, súc tích. Đến đầu tháng 12/2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới đồng ý về mặt nội dung và đề nghị Sở Giao thông Vận tải cho triển khai thực hiện. Đầu năm 2012, dự án mới hoàn thành việc cắm biển ghi phụ đề tại 30 tuyến phố.
Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh cũng có một đợt treo tờ phướn chú thích tên đường phố nhưng sau một thời gian gió thổi làm xô lệch, rách và có sự tranh chấp việc đặt những tờ phướn này giữa Sở Giao thông Vận tải và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên sau đó những tờ phướn đó bị gỡ bỏ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội triển khai việc này nên cần làm cẩn trọng, lấy ý kiến của dư luận trước khi nhân rộng. Đây cũng là việc làm xã hội hóa có ý nghĩa cần được cơ quan chức năng quan tâm để có thể triển khai thực hiện tiếp ý tưởng này.

Phú Cường