• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Viện Lúa ĐBSCL cần vươn lên làm chủ các công nghệ sinh học hiện đại

(Chinhphu.vn) - Sáng 29/1, tại thành phố Cần Thơ, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức long trọng Lễ kỷ niệm 38 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ, đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong khu vực ĐBSCL cùng đông đảo thế hệ cán bộ, kỹ sư viên chức của Viện Lúa ĐBSCL qua các thời kỳ tham dự.

29/01/2015 19:17
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: TTXVN
Cách đây vừa tròn 38 năm vào tháng 1/1977, với mục mục tiêu phát huy lợi thế "vựa lúa" của khu vực ĐBSCL, khắc phục thiếu thốn về lương thực sau chiến tranh, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, tiền thân của Viện Lúa ĐBSCL được thành lập. Gần bốn thập kỷ qua, tập thể cán bộ khoa học của Viện đã nỗ lực nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn các giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, thích nghi với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng, xây dựng được nhiều quy trình canh tác tiên tiến để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu như dòng lúa OM do Viện lai tạo có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được sâu bệnh, nhưng vẫn có năng năng suất cao, giúp cho nông dân ĐBSCL thâm canh, tăng vụ; đưa năng suất lúa từ 2-3 tấn lên 6-7 tấn/ha/vụ và cao hơn; tăng thêm vụ 3 trên 800.000ha với sản lượng hơn 4 triệu tấn lúa. Kỹ thuật sạ lúa do Viện đưa ra đã nâng cao năng suất và tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng lúa giống mỗi năm. Những thành công của Viện đã góp phần quan trọng đưa sản lượng lúa toàn vùng từ 4,2 triệu năm 1976 lên 25 triệu tấn/ năm hiện nay, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Viện cũng đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều kỹ thuật canh tác, máy nông nghiệp, thuốc trừ sâu sinh học được nông dân nhiều vùng trên cả nước tin tưởng, sử dụng. Viện còn tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL ở nhiều trình độ khác nhau. Từ một trung tâm kỹ thuật nông nghiệp, ngày nay, Viện Lúa ĐBSCL đã trở thành một trong những Viện khoa học nông nghiệp hàng đầu của đất nước, có uy tín ở khu vực Đông Nam Á, với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, cơ sở vật chất trang bị hiện đại; có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhiệt liệt biểu dương những thành tựu mà Viện  Lúa ĐBSCL đạt được, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Đảng ủy, Ban lãnh đạo Viện Lúa ĐBSCL và đội ngũ cán bộ khoa học của Viện với vai trò vị trí hết sức quan trọng của mình, cần quán triệt sâu sắc, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết của Đảng.

Viện cần tiếp tục vươn lên làm chủ các công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ sinh học, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, để chọn tạo ra nhiều giống lúa, cây trồng và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, phù hợp với điều kiện ĐBSCL và đất nước; đẩy mạnh chuyển giao khoa học, công nghệ, phổ biến và ứng dụng công nghệ canh tác hiện đại, tích cực phối hợp tham mưu tư vấn cho các địa phương, góp phần nâng cao năng suất của hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại cho nông dân; xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao; thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của nông nghiệp vùng ĐBSCL nói riêng và đất nước ta nói chung; xây dựng Viện trở thành Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp hàng đầu Đông Nam Á.

* Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Nghe lãnh đạo Ban Chỉ đạo báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây Nam Bộ, Chủ tịch nước nêu rõ, cùng với các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn năm 2015, trong đó tích cực chuẩn bị cho kết thúc 5 năm nhiệm kỳ Đại hội, đảm bảo thực hiện đạt vượt các chỉ tiêu, đồng thời đón đầu các dấu mốc hội nhập, thực hiện trách nhiệm với các hiệp định thương mại cam kết tham gia. Điểm lại những phần việc làm được của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, nâng cấp hạ tầng, hạn chế tác động biến đổi khí hậu, Chủ tịch nhấn mạnh, đối với vùng Tây Nam bộ, trọng điểm là nông nghiệp với các mặt hàng: Lúa, thủy sản, hoa quả. Phải chỉ rõ hơn những giống cây, con có lợi thế, để tập trung đầu tư, thúc đẩy. Sản phẩm nào không còn phù hợp phải chuyển dịch, chú trọng giá trị gia tăng, nâng sức cạnh tranh và nguồn thu nhập cho người nông dân. Chủ tịch nước lưu ý muốn tái cơ cấu nền kinh tế, các tỉnh phải chú trọng nâng chất lượng nguồn nhân lực đồng thời sử dụng vốn đầu tư hiệu quả để không làm tăng nợ công. Chủ tịch nước cho rằng ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cần chú trọng giải quyết những vấn đề đột xuất nổi lên của vùng, chủ động nắm tình hình, tham gia cùng các đoàn công tác Trung ương, tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh, thành trong vùng, dồn sức hoàn thành nhiệm vụ kinh tế-xã hội./.