• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine sốt xuất huyết

(Chinhphu.vn) - Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức ra mắt và triển khai tiêm vaccine sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

21/09/2024 06:27
Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine sốt xuất huyết- Ảnh 1.

VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vaccine sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản

Vaccine do Hãng dược phẩm Takeda nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm và đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia trên thế giới. Đây là lần đầu tiên, người dân Việt Nam có cơ hội tiếp cận vaccine này.

Theo BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, vaccine sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024.

PGS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó tuýp virus lưu hành chủ yếu là Den-1, Den-2. Tuýp Den-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

Hàng năm số mắc sốt xuất huyết vẫn cao và ngày càng lan rộng do muỗi có đặc tính sinh sản dễ dàng ở trong nước như mảnh phế thải, chai lọ khi có nước mưa, chum vại, bể chứa nước,… rất khó phun thuốc loại trừ và giải quyết triệt để.

Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine sốt xuất huyết- Ảnh 2.

Vaccine sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn - Ảnh: VGP/HM

"Vaccine là thành quả rất lớn góp phần hiệu quả trong công tác khống chế dịch. Việc sử dụng vaccine sẽ giảm số ca mắc bệnh, những ca mắc nặng và ca tử vong", PGS Trần Đắc Phu đánh giá.

Vaccine sốt xuất huyết của Takeda Nhật Bản được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ năm 2018, đến nay được sử dụng rộng rãi tại hơn 40 quốc gia, đặc biệt ưu tiên sử dụng cho các nước thường xuyên có dịch phức tạp.

Với công nghệ hiện đại, vaccine có hiệu quả phòng cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh, hiệu quả lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%.

Vaccine sốt xuất huyết có lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng, có thể tiêm đồng thời với nhiều vaccine khác tuỳ chủng loại. Phụ nữ nên hoàn thành lịch tiêm vaccine tốt nhất trước 3 tháng và ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.

Theo ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), những năm gần đây dịch tễ sốt xuất huyết đã thay đổi, không còn phát triển theo chu kỳ mà tăng đều hàng năm, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.

Nguyên nhân là do hậu quả của sự đô thị hóa và sự nóng dần lên của toàn cầu đã tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sinh sôi phát triển mạnh. Việt Nam hàng năm có khoảng 200.000 ca mắc và hàng chục ca tử vong. Các nước có mô hình dịch tễ tương đồng Việt Nam như Brazil… đã đưa vaccine vào tiêm chủng rộng rãi cho người dân.

HM