• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền

Đó là ý kiến của các nhà khoa học nêu ra tại hội thảo "Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người - kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức ngày 22/9.

23/09/2011 14:30

Đó là ý kiến của các nhà khoa học nêu ra tại hội thảo "Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người - kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức ngày 22/9.

Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người là vấn đề đang được các nhà hoạch định chính sách, các giảng viên, nhà nghiên cứu quan tâm.

Các nhà khoa học cùng trao đổi những nội dung liên quan như tuân thủ và thực thi pháp luật quốc tế, một số nguyên tắc pháp lý quan trọng về quyền con người; vấn đề quyền con người và đảm bảo quyền con người dưới góc độ tiếp cận đa ngành, liên ngành; việc xây dựng cơ quan quốc gia về quyền con người...

Giáo sư-tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội cho rằng quyền con người và đảm bảo quyền con người phải được nhìn nhận dưới góc độ tiếp cận liên ngành và đa ngành.

Quyền con người phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ; các ngành khoa học xã hội và tất cả các ngành pháp lý khác.

Hiện có ba nhóm chủ thể bảo đảm quyền con người được xác lập gồm các thiết chế, thể chế kinh tế thị trường; thiết chế, thể chế nhà nước và thiết chế, thể chế của các tổ chức xã hội dân sự.

Hiện nay quyền con người đang được nhìn nhận nhiều ở phương diện kinh tế. Tuy nhiên, khoa học công nghệ phát triển nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến quyền con người.

Việc xây dựng hệ thống các chuẩn mực phải được đặt trong trạng thái động vì xã hội luôn phát triển nên các chuẩn mực cũng phải luôn được điều chỉnh, bổ sung...

Theo các nhà khoa học, trong bối cảnh hiện nay, việc tiến tới xây dựng cơ quan quốc gia về nhân quyền là rất cần thiết, theo mô hình Ủy ban nhân quyền quốc gia với vị thế pháp lý là cơ quan do Quốc hội thành lập trên cơ sở Hiến pháp và Luật.

Quá trình thực hiện cần tham vấn các nhà khoa học, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các nước thông qua hội thảo, tọa đàm khoa học.../.