• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam-Guinea Bissau ký kết hợp tác thương mại, công nghiệp

(Chinhphu.vn) - Biên bản ghi nhớ về hợp tác thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Guinea Bissau đã ký kết sáng nay (6/1) tại trụ sở Bộ Công Thương.

06/01/2014 15:40

Lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại và công nghiệp hai nước Việt Nam-Guinea Bissau

Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Hồ Thị Kim Thoa và Quốc Vụ khanh Bộ Thương mại, Công nghiệp và Nâng cao giá trị các sản phẩm địa phương Guinea Bissau, ông Ibraima Djaló, đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết văn kiện.

Việt Nam và Guinea Bissau đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/9/1973. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật và thương mại năm 1994.

Cho đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn hạn chế, trong đó Việt Nam thường nhập siêu. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Guinea Bissau gồm gạo, xi măng và những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu là hạt điều và sắt thép phế liệu.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có sự tăng trưởng tích cực. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Guinea Bissau đạt 8 triệu USD, tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012, trong đó mặt hàng gạo chiếm 6,83 triệu USD, xi măng 1,18 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 34,2 triệu USD trong đó hạt điều chiếm 33,16 triệu USD, sắt thép phế liệu 1 triệu USD.

Theo Bộ Công Thương, việc ký Bản ghi nhớ này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp nói riêng và quan hệ hợp tác song phương nói chung.

Trước đó, tại cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và ông Ibraima Djaló, hai bên đã bàn các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hai nước hoạt động; thường xuyên giữ liên hệ, cung cấp thông tin về cơ hội kinh doanh, đầu tư, danh sách các hội chợ triển lãm quốc tế lớn, danh sách các công ty xuất nhập khẩu uy tín; đẩy mạnh các hoạt động giao thương trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước nói tiếng Pháp khu vực sông Mekong và các nước Tây và Trung Phi…

Linh Đan