• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam hành động để không ai bị bỏ lại phía sau

Chinhphu.vn) - “Không bỏ lại ai phía sau và hành động của Việt Nam” là tiêu đề của Diễn đàn giảm nghèo được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/10 nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam.

15/10/2015 16:22

 Ảnh: VGP/Thu Cúc

Diễn đàn do Bộ LĐTB&XH phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Cơ quan viện trợ Ireland (trực thuộc Đại sứ quán Cộng hoà Ireland) tại Việt Nam tổ chức.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ cam kết trước cộng đồng quốc tế bằng quyết tâm chính trị, giải pháp và nguồn lực, do đó, nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ đã hoàn thành sớm so với kế hoạch, đặc biệt là mục tiêu về giảm nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 5,97% (cuối năm 2014) góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện phát triển bền vững đất nước, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tốt hơn.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm tính bền vững của kết quả đã đạt được. Một bộ phận dân cư thu nhập và đời sống ở sát ngưỡng nghèo chỉ cần gặp thiên tai, bệnh tật… là quay trở lại nghèo đói. Các nhóm dân tộc thiểu số có tốc độ giảm nghèo chậm hơn hẳn so với cả nước.

Tại diễn đàn, hai quyết định quan trọng đối với giảm nghèo bền vững của Thủ tướng được giới thiệu là Quyết định phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 và Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng cho biết Việt Nam là quốc gia ở châu Á tiên phong áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều. Đề án nhằm mục đích nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh, thông tin, đồng thời phân loại đối tượng hộ nghèo để có các giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Bộ trưởng cũng khẳng định: “Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 sẽ đẩy mạnh phân cấp trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân cả trước, trong và sau quá trình thực hiện”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan cho rằng, Quyết định giảm nghèo bền vững được ban hành đã thể chế hóa các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá và tăng hiệu quả phối hợp tốt hơn các nguồn lực thực hiện các chương trình và chiến lược quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Ủy ban Dân tộc sẽ khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Quyết định, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương nhanh chóng thực hiện thể chế hóa các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của quốc gia và từng bộ, ngành, địa phương.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; chính sách bình đẳng; cách xác định chuẩn nghèo mới; quy chế sửa đổi, bổ sung, thiết kế lại những chính sách giảm nghèo chồng chéo, v.v… nhằm đưa ra giải pháp thực hiện cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tạo điều kiện và cơ hội để không ai bị bỏ lại phía sau như thông điệp của Liên Hợp Quốc đã đưa ra gần đây.

Thu Cúc