• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam không lo sóng thần

Trước sự lo ngại của dư luận về việc sóng thần có khả năng xuất hiện ở Việt Nam, trao đổi với phóng viên NLĐ, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN cho biết: Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10-2010, tại VN xảy ra 8 trận động đất có độ dao động từ 2,3 - 4,7 độ Richter. Tất cả các trận động đất này đều thuộc loại trung bình và nhỏ nên không gây thiệt hại về người và tài sản. Trận động đất mạnh nhất mà chúng tôi ghi nhận được có tâm chấn nằm ngoài khơi và độ lớn không đủ để gây nên sóng thần.

29/10/2010 13:13

Trước sự lo ngại của dư luận về việc sóng thần có khả năng xuất hiện ở Việt Nam, trao đổi với phóng viên NLĐ, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN cho biết: Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10-2010, tại VN xảy ra 8 trận động đất có độ dao động từ 2,3 - 4,7 độ Richter.Tất cả các trận động đất này đều thuộc loại trung bình và nhỏ nên không gây thiệt hại về người và tài sản. Trận động đất mạnh nhất mà chúng tôi ghi nhận được có tâm chấn nằm ngoài khơi và độ lớn không đủ để gây nên sóng thần.

Có hay không mối liên hệ giữa các thiên tai địa - vật lý với các thiên tai khí tượng - thủy văn, thưa ông?

Tháng 10-2010, đúng vào thời điểm các trận mưa bão lớn đang hoành hành và gây nhiều thiệt hại ở miền Trung, một trận động đất 3,8 độ Richter đã xảy ra ở xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Mặc dù trận động đất không gây thiệt hại nhưng đã có rất nhiều nghi vấn: “Sự xuất hiện của trận động đất này có liên quan gì đến những trận mưa và bão lũ kinh hoàng ở miền Trung vào thời điểm đó?”. Câu trả lời là không!

Trong khi mưa bão được hình thành bởi sự tương tác giữa các tầng không khí với môi trường nước của các biển, đại dương thì động đất được phát sinh bởi sự giải phóng ứng suất từ bên trong trái đất ra ngoài thông qua những kẽ nứt từ lớp vỏ cứng của nó là các đứt gãy kiến tạo.

Tương tự như vậy, sóng thần mặc dù cũng được phát sinh ngoài đại dương nhưng bản chất lại khác hẳn với sóng do nước dâng trong bão. Sóng thần là một chuỗi các đợt sóng lớn, có bước sóng dài, được sinh ra do các biến động địa chất mạnh mẽ xảy ra ở đáy biển và đại dương (tại gần bờ hoặc ngoài khơi).

Khi sự di chuyển đột ngột của các cột sóng lớn xảy ra hoặc đáy biển đột ngột nâng lên hay hạ xuống do tác động của động đất, sóng thần sẽ hình thành dưới tác động của trọng lực...

Sóng thần có liên quan gì đến thời tiết hay thủy triều?

Sóng thần có đặc điểm vật lý rất khác với sóng triều. Sóng triều là những dao động mang tính chu kỳ, liên quan đến sự lên xuống của thủy triều sinh ra bởi lực hấp dẫn giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Sóng mà chúng ta nhìn thấy ở biển được hình thành do gió thổi trên mặt biển, với tốc độ dịch chuyển qua đại dương từ vài km/giờ đến 100 km/giờ.

Sóng thần có những đặc điểm khác biệt so với sóng thông thường. Cường độ của các chấn động là những yếu tố đầu tiên quyết định kích thước và năng lượng của sóng. Độ cao của sóng thần lúc mới hình thành rất nhỏ (thường nhỏ hơn một vài cm). Mặc dù vậy bước sóng lại lớn hơn rất nhiều so với sóng thông thường (lên đến vài trăm km). Tùy thuộc vào độ sâu mực nước nơi sóng truyền qua, sóng thần có thể đạt vận tốc 800 km/giờ.

Xin ông cho biết nhận định chung về các thiên tai địa - vật lý nửa cuối năm 2010 tại VN?

Từ nay đến hết năm 2010, các trận động đất ghi nhận được đều có độ trung bình và nhỏ. Các trận động đất ghi nhận được đều không gây ra sóng thần cũng như không gây thiệt hại về người và tài sản. Động đất ghi nhận được ở VN nửa cuối năm 2010 đều có nguồn gốc kiến tạo.

Nói cách khác, chúng đều được phát sinh trên các đứt gãy kiến tạo hoạt động đã biết đến từ trước. Chẳng hạn, 3 trận động đất ở Thanh Hóa có thể coi là một chuỗi động đất được phát sinh trên hệ đứt gãy sông Mã, còn động đất ở Phan Thiết có thể phát sinh bởi hệ đứt gãy kinh tuyến 109 độ.

Động đất ở VN được ghi nhận như thế nào?

Các trận động đất đều được ghi nhận bằng mạng lưới Trạm Địa chấn quốc gia và được xử lý tại Viện Vật lý Địa cầu. Những trận động đất có độ lớn trên 3,5 độ Richter được Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần VN, Viện Vật lý Địa cầu thông báo kịp thời tới cơ quan hữu quan theo quy chế của Chính phủ.

Dương Thanh Tùng