• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam thể hiện vai trò tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế

(Chinhphu.vn) - Tiếp nối thành công sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này nhằm hiện thực hóa những nhận thức chung của hai Tổng Bí thư hai Đảng và thảo luận những giải pháp cụ thể.

24/06/2023 08:41
Tiếp đà phát triển quan hệ Việt-Trung, thể hiện vai trò tích cực có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Vinh Quang, Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế; nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương

Nhân chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Báo Điện tử Chính phủ đã trao đổi với ông Nguyễn Vinh Quang, Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Trung, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương.

Theo ông Nguyễn Vinh Quang, thông thường hằng năm lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc đều gặp nhau để trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề hai bên cùng quan tâm, thảo luận tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ song phương. Nhưng thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước gặp một số trở ngại; việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại bằng hình thức trực tuyến chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 11/2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc sau đại dịch. Nhiều vấn đề vướng mắc đã được tháo gỡ, sự tin cậy chính trị được tăng cường, đồng thời định ra các phương hướng, biện pháp lớn trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, tạo nên bầu không khí mới rất thuận lợi cho hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Nhìn một cách tổng thể, sau chuyến thăm rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hợp tác, giao lưu kênh Đảng, ngoại giao, an ninh, quốc phòng và các địa phương hai nước tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp. Tiếp xúc cấp cao và các cấp được tăng cường, các lĩnh vực hợp tác, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, cân bằng.

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên có hàng loạt cuộc trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp. Trong đó có cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 4/4 vừa qua, hai bên nhất trí sẽ tăng cường trao đổi, phối hợp, nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hai bên triển khai thực hiện tốt nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cũng đã có chuyến thăm rất quan trọng tới Trung Quốc. Đây là chuyến thăm được thực hiện theo cơ chế giao lưu đã thành truyền thống giữa hai Đảng, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Về hợp tác kinh tế thương mại, hai bên tích cực nghiên cứu các biện pháp duy trì giao thương thông suốt, nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan; tăng cường kết nối hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không.

Tiếp nối thành công từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính lần này nhằm thực hiện những nhận thức chung của hai Tổng Bí thư hai Đảng, thảo luận những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, cũng như vấn đề duy trì ổn định trên biển.

Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc trên cương vị Thủ tướng, cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và tân Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc khóa mới.

Đặc biệt những vấn đề được hai Thủ tướng hai nước nêu ra tại cuộc điện đàm vào đầu tháng 4 vừa qua sẽ được hai bên đi sâu thảo luận trực tiếp, cụ thể hơn.

Ông Nguyễn Vinh Quang tin rằng, chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có tác động rất tích cực đối với việc thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa hai nước; các vấn đề vướng mắc trong hợp tác kinh tế, thương mại sau đại dịch, như vấn đề thông quan hàng hóa, đầu tư… sẽ được hai Thủ tướng thảo luận trực tiếp và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan giải quyết. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đều rất mong đợi, đặc biệt trong bối cảnh hai bên đều cần phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch.

Đồng thời, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước sẽ tiến lên một bước mới, góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế xã hội của mỗi nước.

Về phương diện đa phương, theo ông Nguyễn Vinh Quang, Việt Nam đã nhiều lần tham dự các hội nghị của WEF và có những đóng góp rất tích cực tại diễn đàn này. Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế Việt Nam đang dần khởi sắc sau đại dịch, tình hình kinh tế-xã hội tích cực ổn định, nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Hội nghị thường niên Các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF với chủ đề "Tinh thần doanh nghiệp là động lực của kinh tế thế giới" sẽ chờ đón những bài học kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò của mình tại các diễn đàn hợp tác đa phương.

Ông Nguyễn Vinh Quang tin tưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có những đóng góp tích cực, hiệu quả tại hội nghị WEF lần này, đưa ra những ý tưởng, sáng kiến thiết thực nhằm thúc đẩy phục hồi sau đại dịch, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.

Đánh giá về ý nghĩa chuyến thăm lần này, TS. Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, chuyến thăm trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam đang tìm các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch. Hai bên cần duy trì và thúc đẩy

các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, qua đó góp phần khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước. Đồng thời, cũng đóng góp vào ổn định chuỗi sản xuất, cung ứng trong khu vực. Hợp tác toàn diện giữa hai nước cũng góp phần vào sự phát triển, phồn vinh của khu vực và thế giới.

Hai bên sẽ bàn thảo các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực trong bối cảnh mới. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển hơn nữa.

TS. Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trao đổi sâu rộng với lãnh đạo Trung Quốc, tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, giải quyết vấn đề đặt ra, tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Tuấn Dũng-Thùy Dung