• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam ưu tiên nông nghiệp xanh

(Chinhphu.vn) - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nêu quan điểm này tại khai mạc diễn đàn "Vai trò của khu vực tư nhân đối với giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và hệ thống thực phẩm ở Việt Nam" tổ chức vào ngày 13/4.

13/04/2022 17:04
Việt Nam ưu tiên nông nghiệp xanh   - Ảnh 1.

Các sản phẩm ít phát thải sẽ chi phối thị trường nông sản và thương mại toàn cầu - Ảnh minh họa

Diễn đàn có sự tham dự của Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) khu vực châu Á - Thái Bình Dương Alfonso Garcia Mora.

Ông Phùng Đức Tiến đánh giá cao những cam kết của IFC trong việc hỗ trợ Bộ NN&PTNT tăng cường đóng góp của khu vực tư nhân vào nền nông nghiệp hiện đại, mang tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, Thứ trưởng Tiến cũng chia sẻ quan điểm: "Nông nghiệp carbon thấp là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ NN&PTNT nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 là đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050".

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định cùng với phát triển bền vững, xu hướng sản xuất và tiêu dùng xanh, ít phát thải sẽ chi phối thị trường nông sản và thương mại toàn cầu. Chính vì vậy, để hội nhập trong kinh tế nông nghiệp, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phầm xanh, ít phát thải và bền vững. Bộ NN&PTNT đang định hướng xây dựng những chính sách quản lý sử dụng tài nguyên hướng thân thiện với môi trường, nhấn mạnh vào 2 ngành có lượng thải carbon lớn của Việt Nam là chăn nuôi và trồng lúa.

Thực tế hiện nay trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức để giảm phát thải, phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, giữ an toàn sinh học, giữ an toàn thực phẩm… Đây là những thách thức không chỉ để sản xuất sản phẩm cho nội địa mà cả việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường cao cấp. Để giải quyết vấn đề này, ngành nông nghiệp hiện đang hướng tới việc áp dụng công nghệ số trong nông nghiệp, chú trọng vào nông hộ nhỏ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị IFC hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật trong giảm phát thải chăn nuôi như nguồn lực để thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi; Hỗ trợ xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các hướng dẫn kỹ thuật kiểm soát phát thải khí nhà kính ngành NN&PTNT, bao gồm cả lĩnh vực chăn nuôi.

Ông Phùng Đức Tiến cho biết thêm hiện nay Việt Nam đã hoàn thành đề xuất chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi theo cam kết COP26. Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành chăn nuôi vì những tác dụng và hiệu quả của chương trình mang lại, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo nguồn năng lượng sạch và có thể bán tín chỉ tạo nguồn thu cho người dân và cho ngân sách nhà nước.

Tại diễn đàn, ông Alfonso Garcia Mora khẳng định IFC và Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Bộ NN&PTNT trong việc triển khai chương trình mới và thực hiện các khuyến nghị của IFC, bao gồm khuyến khích việc áp dụng các kỹ thuật thân thiện với môi trường, cải cách để triển khai các giải pháp kỹ thuật số trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho sản xuất công nghệ cao, quy mô lớn, áp dụng công nghệ bền vững và tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Alfonso Garcia Mora cũng nhìn nhận với tầm nhìn của mình, Việt Nam đã sớm thực hiện các bước quan trọng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng xanh và carbon thấp thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tài chính.

Đỗ Hương