• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vietcombank đã giải ngân 41.200 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho khách hàng

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 23/1 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân cho vay mới hơn 41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 , bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền.

08/04/2020 18:49

 

Các giải pháp tín dụng và cơ cấu nợ thiết thực

Ngay từ ngày 10/2, Vietcombank đã chủ động, tiên phong công bố các giải pháp cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 thông qua việc miễn, giảm lãi; giảm phí, thực hiện cho vay mới và cơ cấu lại các khoản nợ,được thực hiện ngay từ ngày 11/2.

Ban lãnh đạo Vietcombank đã triển khai chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN trong toàn hệ thống.

Để hỗ trợ giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp và người dân, Vietcombank đã thực hiện đồng bộ việc giảm/ưu đãi lãi suất cho vay và giảm phí dịch vụ cho khách hàng. Cụ thể, tổng số dư nợ các ngành/lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được Vietcombank hỗ trợ, ưu đãi lãi suất thấp hơn 0,5-1,5% so với mặt bằng lãi suất chung đến nay đã lên tới trên 120 nghìn tỷ đồng và có thể mở rộng tới 150 nghìn tỷ đồng.

Về phí dịch vụ, Vietcombank đã thực hiện giảm đồng loạt phí giao dịch ngân hàng điện tử 24/7 cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thực hiện miễn phí chuyển tiền ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 và chống hạn mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Song song với đó, từ ngày 23/1 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân cho vay mới hơn  41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19  đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền.

Bên cạnh đó, Vietcombank còn đồng hành cùng với khách hàng rà soát đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền để có những tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho khách hàng. Tổng dư nợ của các khách hàng có gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được Vietcombank giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay là  trên 8.200 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000  tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng  bởi dịch COVID-19 sẽ được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.

Ngoài ra, đã ủng hộ bằng tiền lên tới trên 15 tỷ đồng cho các tổ chức, đơn vị để phóng chống dịch, mua các trang thiết bị y tế và các nhu yếu phẩm…

Lãnh đạo Vietcombank khẳng định: Tiếp tục chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của NHNN vì mục tiêu chung ổn định tình hình kinh tế-chính trị-xã hội và chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Chủ động tuân thủ giãn cách nhưng không gián đoạn

Thực hiện các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo chính sách đảm bảo kinh doanh liên tục của Vietcombank, nhất là sau Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2020, toàn hệ thống Vietcombank đã ngay lập tức triển khai vận hành kế hoạch dự phòng nhằm chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người lao động và khách hàng cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, ổn định của ngân hàng. 

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan chức năng tại địa phương, dịch vụ ngân hàng là dịch vụ thiết yếu được mở cửa duy trì hoạt động. Do đó, bên cạnh các giải pháp phù hợp để đảm bảo giãn cách xã hội đúng quy định, Vietcombank khẳng định tiếp tục mở cửa duy trì hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng tại 111 chi nhánh và 500 điểm giao dịch của Vietcombank trên toàn quốc Vietcombank với thời gian giao dịch như thường lệ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống trên 2.500 máy ATM, hệ thống giao dịch ngân hàng điện tử và tổng đài chăm sóc khách hàng 24/7 của Vietcombank (trừ trường hợp cơ quan chức năng có yêu cầu khác).

Vietcombank cam kết hoạt động cung ứng dịch vụ được đảm bảo duy trì liên tục, kể cả trong tình huống một hoặc một số địa điểm giao dịch của ngân hàng bị phong tỏa tạm thời. Vietcombank sẽ kịp thời thông báo tới khách hàng thông qua kênh liên lạc khách hàng đã đăng ký hoặc trên trang thông tin điện tử chính thức của Vietcombank và có giải pháp hỗ trợ tối đa các nhu cầu dịch vụ của khách hàng.

Ngân hàng khuyến khích khách hàng tăng cường sử dụng các dịch vụ trực tuyến do Vietcombank cung cấp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động tài chính cho khách hàng cũng như hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm cho khách hàng, cho nhân viên của ngân hàng và cho cả cộng đồng.

Vietcombank cam kết đảm bảo triển khai kinh doanh liên tục và đảm bảo duy trì các hoạt động dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng. Mọi hoạt động gửi/rút tiền của khách hàng được đảm bảo duy trì ổn định và bình thường như trước đây. Quyền lợi của khách hàng được ngân hàng bảo đảm.

Trước đó, ngay từ cuối tháng 1, Vietcombank cũng đã có bước đi ban đầu với các kế hoạch dự phòng ứng phó được xây dựng chủ động từ sớm 

Kế hoạch dự phòng của Vietcombank bao gồm đầy đủ các khía cạnh về: Y tế, Nhân sự, Kinh doanh và Truyền thông đã được xây dựng, chuẩn bị và triển khai tại tất cả các đơn vị trong hệ thống Vietcombank (Trụ sở chính, các Chi nhánh trên toàn quốc, các Công ty trực thuộc và Văn phòng đại diện trong và ngoài nước).

Tại 111 trụ sở chi nhánh và gần 500 điểm/phòng giao dịch trên cả nước bàn đều đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ứng phó với dịch bệnh theo từng kịch bản, từng cấp độ rủi ro, trong đó có phương án hỗ trợ giữa các điểm giao dịch, các chi nhánh trong trường hợp cần thiết. Nhiều biện pháp dự phòng về y tế đã được triển khai đồng bộ ngay từ cuối tháng 1/2020 như: Khử khuẩn thường xuyên tại không gian các điểm làm việc và giao dịch; vệ sinh và khử khuẩn các vị trí/điểm tiếp xúc công cộng (tay nắm cửa, quầy giao dịch; thang máy, ATM…); Trang bị những vật dụng phòng hộ cho cán bộ và khách hàng như khẩu trang, nước sát khuẩn, găng tay…; khuyến cáo áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên và đề nghị khách hàng cùng hợp tác thực hiện…

Vietcombank cũng đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp dự phòng hạn chế lây nhiễm và đảm bảo sức khỏe của cán bộ nhân viên, duy trì lực lượng lao động đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng trong mỗi tình huống…

Anh Minh