• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

VietGAP: Chi phí giảm, lợi nhuận tăng

(Chinhphu.vn) - Các sản phẩm được chứng nhận VietGAP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt áp dụng cho sản phẩm Việt Nam) có chi phí đầu vào giảm hơn, trong khi giá bán lại tăng hơn 5% so với giá bán các sản phẩm không áp dụng VietGAP trên thị trường.

12/09/2013 17:30

Mô hình VietGAP đã phát huy hiệu quả với nông sản Việt.

Đó là kết quả đánh giá vừa được công bố tại Hội thảo tổng kết và phổ biến mô hình điểm về chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn theo VietGAP/GMPs, do Bộ NNPTNT phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) chủ trì, vừa diễn ra sáng nay (12/9), tại Hà Nội.

Sau 6 năm triển khai (2008-2013), trong khuôn khổ Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC), 20 mô hình điểm chuỗi sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn (rau, quả, thịt lợn, thịt gà) tại 8 tỉnh/thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam đã được xây dựng, vận hành và kiểm chứng.

Hiện nay, có 13/14 mô hình rau quả tại Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Tiền Giang và Bắc Giang đã được chứng nhận VietGAP. 11/11 doanh trại chăn nuôi lợn và 9/14 trại gà được chứng nhận VietGAP; 6/6 cơ sở giết mổ thịt lợn và thịt gà và 5/5 cơ sở bán thịt lợn và thịt gà được đánh giá đủ điều kiện an toàn thực phẩm (GMPs).

Dự án đã huy động các chuyên gia Canada, chuyên gia Việt Nam có kinh nghiệm thuộc Bộ NNPTNT, Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ hợp tác xây dựng các tài liệu kỹ thuật. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã thực hiện đào tạo, tập huấn và hướng dẫn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện áp dụng quy trình thực hành tốt tại cơ sở sản xuất trồng trọt và chăn nuôi và áp dụng thực hành sản xuất tốt tại các công đoạn sơ chế, chế biến, đóng gói, bày bán thuộc mô hình thí điểm.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, nội dung và cách thức triển khai của Dự án này đã có phương thức tiếp cận mới và toàn diện, không chỉ tập trung vào hỗ trợ về các giải pháp kỹ thuật mà còn hỗ trợ triển khai cả giải pháp tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

Dự án đã có những thành công bước đầu trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất, xây dựng được các mối liên kết dọc và ngang trong sản xuất cũng như tiêu thụ, đồng thời kiểm soát an toàn thực phẩm chú trọng vào các công đoạn có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, khi thực hiện quy trình này, đã có sự thành công khi gắn kết được 3 khâu: tổ chức quản lý sản xuất, nhà sản xuất và các đơn vị tiêu thụ sản phẩm.

“Trên cơ sở này, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình ra nhiều địa phương khác, hướng tới đảm bảo chất lượng nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định.

 Đỗ Hương