• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vietjet: Giải pháp không cắt giảm nhân sự mùa dịch

(Chinhphu.vn) - COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến ngành hàng không toàn cầu khiến hàng trăm nghìn nhân viên bị cắt, giảm. Tuy nhiên, điều bất ngờ tại Vietjet - một hãng hàng không trẻ của Việt Nam là không một ai phải nghỉ việc từ đầu mùa dịch đến nay.

06/11/2020 11:00

 Ngay từ đầu mùa dịch, Vietjet đã nhanh chóng chuyển đổi sang bay vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị y tế phòng chống dịch. VGP/Phan Trang.

Giải thích về điều này, ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc thường trực, giám đốc điều hành Vietjet chia sẻ: “Tất cả nhân viên của Vietjet đã tạo nên thành công của hãng trong những năm qua. Đến nay, chúng tôi luôn chủ trương thực hiện mọi giải pháp để không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Để duy trì việc làm cho toàn bộ nhân viên trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngay từ đầu mùa dịch, Vietjet đã nhanh chóng chuyển đổi sang bay vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị y tế phòng chống dịch.

Cuối tháng 3/2020, Vietjet là một trong những hãng hàng không đầu tiên tại châu Á chuyển hướng sang vận tải hàng hóa và là hãng đầu tiên tại Việt Nam được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC).

Bên cạnh đó, Vietjet cũng tăng cường các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam và công dân các nước khỏi những vùng bị ảnh hưởng của dịch, giúp cho đội ngũ phi công, tiếp viên duy trì được công việc hằng ngày. Từ đầu tháng 9/2020, Vietjet bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, không chỉ góp phần giảm chi phí mà còn tạo việc làm thường xuyên cho đội ngũ nhân viên của hãng.

Theo ông Nguyễn Việt Linh, Phó Ban quản lý kế hoạch bay của Vietjet, hãng đã duy trì công việc cho 100% phi công, tiếp viên. Việc này giúp đội ngũ nhân viên của Vietjet duy trì được sự ổn định cho nhân viên hàng không theo yêu cầu của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam mà không làm tăng chi phí.

Phi công Vietjet Nguyễn Thái Anh Tuấn cho biết: “Tôi thấy mình may mắn hơn rất nhiều đồng nghiệp bị sa thải hoặc ở các hãng phá sản trên thế giới. Ở đại gia đình Vietjet, chúng tôi hiểu duy trì được nhân sự là nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo”.

Phi công Nguyên Phi Hoàng lại khẳng định sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của người Vietjet ở tất cả các bộ phận cùng với sự linh hoạt trước diễn biến dịch bệnh là điều kiện quan trọng để hãng trụ vững, vượt qua đại dịch.

Cũng như các nhân viên người Việt, đội ngũ nhân viên người nước ngoài tại Vietjet đều rất tin tưởng, lạc quan vào kế hoạch của công ty và tự hào khi họ vẫn được phục vụ hành khách trong thời gian dịch bệnh. Phi công Aneesh Suresh Hareet cho hay ngay từ khi dịch bùng phát, ban lãnh đạo đã cam kết cố gắng hết sức để duy trì được hoạt động khai thác và không sa thải nhân viên.

Bên cạnh việc duy trì công việc, đảm bảo chế độ, chính sách cho đội ngũ, từ đầu năm đến nay, Vietjet đã tổ chức hơn 800 khóa huấn luyện ban đầu, định kỳ, nâng bậc cho hơn 23.000 lượt học viên bao gồm phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay, nhân viên mặt đất, nhân viên điều độ khai thác bay… Có thể thấy, đây là sự chuẩn bị sẵn sàng của hãng khi thị trường hàng không ổn định trở lại.

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) qua khảo sát hơn 300 hãng hàng không trên thế giới và 55% trong số đó cho biết sẽ cắt, giảm nhân sự trong tháng 12/2020 nếu nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phục hồi chậm. Đáng chú ý, IATA dự báo khoảng 1,7 triệu lao động trong tổng số 3,3 triệu của ngành hàng không Trung Đông sẽ mất việc trước cuối năm 2020.

Trên thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, 45% các hãng hàng không đã sa thải nhân viên từ Quý II/2020 và nhiều hãng vẫn lên kế hoạch cắt giảm nhân sự từ nay đến cuối năm. Hai hãng hàng không lớn của Mỹ là American Airlines và United Airlines cho nghỉ việc hơn 32.000 nhân viên. Emirates (Ả Rập) cắt giảm 9.000 nhân viên, Cathay Pacific (Hongkong) sa thải gần 6.000 nhân viên, Virgin Australia sa thải 3.000 nhân viên…

Hai hãng sản xuất máy bay lớn trên thế giới cũng không tránh khỏi việc cắt giảm nhân sự khi Boeing cắt giảm khoảng 26.000 người, còn Airbus cho hay cần cắt giảm ít nhất 15.000 người.

PT