• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vĩnh Long: Đã có dấu hiệu ô nhiễm nước kênh rạch

Nhà khoa học Nguyễn Văn Hồng thuộc Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước ở Vĩnh Long cho thấy, nguồn nước kênh rạch ở tỉnh này đã có dấu hiệu ô nhiễm.

30/12/2010 12:43

Nguồn nước mặt của tỉnh Vĩnh Long phụ thuộc vào 3 dòng sông lớn chảy qua là Cổ Chiên, sông Hậu và Măng Thít với tổng chiều dài khoảng 133km. Ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, chiếm tỷ lệ diện tích lớn (10,44%) so với đất tự nhiên. Hệ thống kênh rạch đảm nhiệm chủ yếu cho tưới tiêu trong tỉnh.

Tuy nhiên, theo khảo sát của ông Nguyễn Văn Hồng, do kênh rạch của Vĩnh Long thường rộng, sâu ở cửa, hẹp dần và cạn khi vào nội đồng nên thường bị bồi lắng và mức độ ô nhiễm nguồn nước có khuynh hướng tăng. Dù nguồn nước sông khá dồi dào song mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt nên vào mùa khô, nước tưới, nước sinh hoạt rất khó khăn.

Xét về chất lượng nước, qua phân tích các chỉ số, có một tín hiệu khả quan là chất lượng nước trong hệ thống kênh rạch còn tốt, đạt chất lượng cấp nước cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Về mùa mưa, nước mặt ở hầu hết kênh rạch không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Chỉ hệ thống kênh của 2 huyện Trà Ôn và Vũng Liêm nhiễm mặn với mức độ không cao vào mùa khô.

Vấn đề đặt ra về chất lượng nước mặt của Vĩnh Long là ô nhiễm, dù chưa đến mức báo động, song các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, ở các kênh rạch nội đồng của tỉnh chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm do vi sinh. Kết quả phân tích mẫu cho thấy, nước kênh đã bị nhiễm Coliform, phosphat ở mức độ cao, nhiễm nhẹ bởi TSS, sắt, amoni, nitrit và DO. Càng vào sâu khu vực nội đồng, mức độ ô nhiễm càng cao. Bởi thế, cần nghiên cứu phân vùng chất lượng nước, thực hiện nghiêm chỉnh việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án để ngăn chặn ô nhiễm từ đầu nguồn.

Để nồng độ các chất hữu cơ không ở mức quá cao, gây ô nhiễm nước, cần nạo vét kênh rạch, giải tỏa nhà cửa, công trình vệ sinh trên kênh rạch khu vực thành phố, thị trấn ra vùng ngoại ô.

Bảo Châu