• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vĩnh Phúc chi gần 95 tỷ đồng trong 4 năm để phát triển công nghiệp hỗ trợ

(Chinhphu.vn) – Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chi gần 95 tỷ đồng trong 4 năm (từ 2022-2025) để hiện thực hoá các mục tiêu trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

28/03/2022 17:06
Vĩnh Phúc chi gần 95 tỷ trong 4 năm để phát triển công nghiệp hỗ trợ - Ảnh 1.

Vĩnh Phúc sẽ có những chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển CNHT

Cụ thể, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, theo Quyết định số 3663/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh, có tổng kinh phí là 94,723 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước xấp xỉ 66,103 tỷ đồng và từ nguồn khác (nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân,…) là 28,620 tỷ đồng, phân bổ trong 4 năm 2022-2025. 

Chương trình hướng đến mục tiêu đưa CNHT của tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm CNHT có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Lĩnh vực linh kiện phụ tùng sẽ có trên 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện phát triển trở thành nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu. Vĩnh Phúc phấn đấu có 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm CNHT có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu, UBND tỉnh giao cho các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp phát triển CNHT như đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CNHT; tổ chức hội trợ triển lãm để các doanh nghiệp giới thiệu, trưng bày các sản phẩm CNHT, xây dựng chuyên đề tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT trong và ngoài nước...

Vĩnh Phúc sẽ có những chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyện liệu và vật liệu; xây dựng và vận hành Cổng thông tin về công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc…

Nhật Thy