• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vĩnh Phúc: Công nghiệp điện tử giữ vững đà tăng trưởng cao

(Chinhphu.vn) - Chủ động đầu tư dây chuyền hiện đại, tự động hóa cao; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành công nghiệp điện tử của Vĩnh Phúc đã có sự bứt phá ngoạn mục, dẫn đầu danh sách các mặt hàng chủ lực có mức tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp lớn cho thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

30/11/2022 10:28
Vĩnh Phúc: Công nghiệp điện tử giữ vững đà tăng trưởng cao - Ảnh 1.

Vĩnh Phúc: Công nghiệp điện tử giữ vững đà tăng trưởng cao

Toàn tỉnh hiện có trên 200 dự án thuộc nhóm ngành nghề điện tử hoạt động, chiếm khoảng 60% tổng số dự án công nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN). Trong 2 năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng ngành sản xuất (SX) điện tử vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao.

9 tháng năm 2022, doanh thu trong các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực công nghiệp điện tử, hỗ trợ điện tử trong các KCN ước đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 16%; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; nộp ngân sách Nhà nước gần 1.800 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021.

Đây là lĩnh vực thu hút, giải quyết việc làm cho hơn 75 nghìn lao động, chiếm 65% tổng số lao động làm việc trong các DN FDI tại các KCN, tăng hơn 8.400 lao động so với thời điểm 15/12/2021.

Tỉnh đã thu hút được nhiều dự án mới, nhà đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử trên thế giới, nhất là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 100 dự án đầu tư của các DN đến từ tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký trên 700 triệu USD.

Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp điện tử, hỗ trợ điện tử, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo hành lang thông thoáng; ưu tiên thu hút phát triển ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao; tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Hỗ trợ các DN đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; hỗ trợ chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử công nghệ cao nhằm giúp DN có thêm nguồn tài chính cho sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong SX.

Đặc biệt, cuối năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3663 về chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm công nghiệp điện tử có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, DN lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Để tiếp tục thu hút được các dự án điện tử công nghệ cao với mục tiêu đến năm 2025 Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước, tỉnh đã và đang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước; tiếp tục hỗ trợ tín dụng phục hồi sản xuất kinh doanh, trong đó giảm lãi suất cho vay, ưu tiên hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và các khoản vay của DN theo quy định tại Nghị định 31/2022 của Chính phủ và Thông tư 03/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Duy trì các hoạt động đối thoại với DN, tổ giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh.

Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu.

NT