• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

VKSND tỉnh Kiên Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ

(Chinhphu.vn) - Theo Viện trưởng Viện KSND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ngọc Phúc, việc chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát Kiên Giang không chỉ đơn thuần là việc sử dụng công nghệ mà còn thay đổi cả về nhận thức của lãnh đạo, công chức về phương thức làm việc nhằm hướng tới Viện Kiểm sát số, xây dựng VKSND ngày càng hiện đại và hoạt động hiệu quả.

17/10/2024 12:01
photo-1729137976338

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang (thứ ba từ trái sang) tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân Tổ công nghệ số cộng đồng có thành tích tiêu biểu trong góp phần thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại địa phương - Ảnh: VGP/LS

100% công chức sử dụng thành thạo các trang thiết bị CNTT vào công tác chuyên môn

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Kiên Giang cho rằng: Những năm gần đây, đặc biệt là từ khi triển khai Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân, Ban Cán sự Đảng VSKND tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. 

"Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo VKSND tỉnh, các đơn vị hai cấp Kiểm sát đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp ứng dụng CNTT vào các mặt công tác và có những bước tiến, kết quả quan trọng, đáng khích lệ", Viện trưởng Nguyễn Ngọc Phúc chia sẻ.

Nhìn lại những năm gần đây, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của hai cấp Kiểm sát đã được đầu tư đồng bộ, cơ bản đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT và thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; nhận thức của lãnh đạo, công chức và người lao động về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số được nâng lên; 100% công chức sử dụng, ứng dụng thành thạo các trang thiết bị CNTT vào công tác chuyên môn; có nhiều sản phẩm công nghệ được tạo ra để phục vụ có hiệu quả cho các mặt công tác. 

Ngoài việc triển khai ứng dụng các phần mềm được VKSND tối cao và địa phương trang bị, VKSND tỉnh Kiên Giang đã chủ động phối hợp và tự xây dựng, trang bị và phát triển nhiều phần mềm, ứng dụng phục vụ có hiệu quả cho các khâu công tác nghiệp vụ, điển hình: phần mềm "xử lý văn bản nội bộ VKSND tỉnh Kiên Giang"; phần mềm "phòng họp không giấy (E-cabinet)"; phần mềm "quản lý việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố"; phần mềm "quản lý và thống kê án hình sự tạm đình chỉ, phục hồi điều tra"; phần mềm "quản lý và thống kê giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo"; phần mềm "mở biểu, sao chép, sao lưu dữ liệu thống kê".

Bên cạnh đó, ứng dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic For Applications (VBA) để xây dựng phần mềm tổng hợp dữ liệu vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu kiến nghị, kháng nghị và xây dựng báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân; ứng dụng Quản lý và thống kê Thi hành án dân sự bằng Excel; trang tổng hợp dữ liệu, tích hợp tính năng chia sẻ dữ liệu và liên kết ứng dụng của VKSND tỉnh Kiên Giang"; ứng dụng Quản lý và thống kê án hình sự, dân sự, tạm giữ, tạm giam thi hành án, theo dõi, quản lý tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp bằng Excel và nhiều phần mềm, ứng dụng phục vụ cho việc số hóa hồ sơ, báo cáo án bằng sơ đồ tư duy, báo cáo, thống kê khác. 

Những phần mềm, ứng dụng này không chỉ giúp việc quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và việc xử lý công việc của công chức được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác mà còn đảm bảo tính liên thông, kết nối trong ngành. Đặc biệt, việc triển khai thành công hệ thống phòng họp không giấy, chữ ký số đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiểu sử dụng văn bản giấy và nâng cao hiệu quả công việc.

Xây dựng đề án ứng dụng CNTT, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ngọc Phúc cho biết: Một trong những bước đột phá lớn nhất của VKSND tỉnh Kiên Giang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số là việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và phục vụ công tác chuyên môn của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới". Đề án này do Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang làm chủ nhiệm và đã được VKSND tối cao phê duyệt tại Quyết định số 83/QĐ-VKSTC ngày 14/3/2023, đã định hình, định hướng cho việc hiện đại hóa công tác Kiểm sát trong giai đoạn tới. 

Đề án không chỉ giúp nâng cao năng lực quản lý và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo hai cấp Kiểm sát mà còn đặt nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn, từ đó giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động Kiểm sát. Thực hiện đề án này, năm 2023, hai cấp Kiểm sát tỉnh Kiên Giang đã số hóa thành công 415 hồ sơ án hình sự, 615 hồ sơ án dân sự - hành chính2.095 văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành cùng với 268 hồ sơ công chức cũng đã được số hóa. 

Việc số hóa không chỉ giúp giảm bớt thời gian lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ mà còn nâng cao tính minh bạch và công khai trong các hoạt động nghiệp vụ, giúp Kiểm sát viên thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thao tác nghiệp vụ tại phiên tòa, phiên họp, đặc biệt giảm chi phí tố tụng phục vụ cho việc in ấn, sao chụp tài liệu lập hồ sơ Kiểm sát. Đây là bước tiến lớn trong việc cải thiện hiệu quả xử lý công việc và đảm bảo tính chính xác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Kiểm sát.

Để tạo tinh thần thi đua sôi nổi trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, VKSND tỉnh Kiên Giang đã phát động phong trào thi đua "Ngành Kiểm sát Kiên Giang thực hiện chương trình Chuyển đổi số" giai đoạn 2022-2025 với chủ đề "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh góp phần bảo đảm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn hiện nay"

Theo đó, phong trào này đã khuyến khích công chức trong ngành phát huy sáng kiến, đề xuất nhiều giải pháp công nghệ mới, trong đó năm 2023, 02 sáng kiến về chuyển đổi số được Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở VKSND tỉnh công nhận, và 01 sáng kiến "Giải pháp xây dựng trang tổng hợp dữ liệu, tích hợp tính năng chia sẻ dữ liệu và liên kết ứng dụng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang" có phạm vi ảnh hưởng, nhân rộng trong toàn ngành được Viện trưởng VKSND tối cao công nhận là sáng kiến cấp ngành Kiểm sát nhân dân. Sáng kiến này giúp tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành, tạo ra sự đồng bộ và liên kết dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành.

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ngọc Phúc vẫn thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khó khăn, thách thức đang gặp phải như như hạ tầng kỹ thuật phần lớn các thiết bị công nghệ thông tin đã xuống cấp và cần được nâng cấp để đảm bảo hiệu quả vận hành; công tác bảo đảm an toàn thông tin vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo mật; nguồn lực nhân sự cho công tác CNTT vẫn còn hạn chế... nên chưa đủ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số hiện nay.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong chuyển đổi số

Thời gian tới, Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ngọc Phúc nhấn mạnh: Tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng CNTT trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành Kiểm sát đề ra.

Trong đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành được trang bị kỹ năng số cơ bản và thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT vào công việc hàng ngày. Để thực hiện mục tiêu này, VKSND tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số, xây dựng công chức số, Kiểm sát viên số, gắn với vệc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc triển khai các ứng dụng CNTT.

Tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ và văn bản hành chính, tư pháp với mục tiêu số hóa toàn bộ các hồ sơ án, văn bản chỉ đạo điều hành và hồ sơ công chức. Đây là bước tiến quan trọng nhằm tạo dữ liệu liên thông, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hồ sơ của các đơn vị hai cấp Kiểm sát.

Tăng cường phối hợp với đơn vị chuyên trách trong nghiên cứu, xây dựng, triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT, giải pháp chuyển đổi số, phù hợp với khả năng, điều kiện của đơn vị, đặc biệt là đẩy mạnh việc tự xây dựng và phát triển các phầm mềm mới phục vụ toàn diện cho các mặt công tác, trong đó ưu tiên xây dựng phát triển phần mềm quản lý và điều hành, phần mềm phục vụ cho công việc chuyên môn nghiệp vụ. Các ứng dụng này sẽ giúp việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, việc thực hiện nhiệm vụ của công chức và người lao động được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và liên thông dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành.

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, trong đó tập trung vào việc xây dựng, nâng cấp hệ thống an ninh mạng, đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động trực tuyến và bảo mật thông tin quan trọng của ngành.

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến về chuyển đổi số trong các hoạt động Kiểm sát.

LS