• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

VN-Index “xuyên thủng” ngưỡng 492 điểm

(Chinhphu.vn) – Trong phiên giao dịch hôm nay (25/7), VN-Index lùi về rất gần ngưỡng hỗ trợ tại mốc điểm 492, nhưng ngay sau đó, nhờ sự nâng đỡ của các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nên chỉ số này dần hồi phục.

25/07/2013 19:32

Thực tế thì chính những cổ phiếu đóng vai trò nâng đỡ VN-Index ở khoảng thời gian giữa phiên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường.

Tại thời điểm đóng cửa, cả 2 mã trụ cột có giao dịch tích cực nhất là GAS và VNM đều nằm dưới giá cao nhất đạt được trong phiên khi dừng lại ở mức giá lần lượt là 63.000 đồng/cổ phiếu và 143.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá thấp nhất trong ngày của GAS.

Hỗ trợ không đủ mạnh, dòng tiền yếu, nhà đầu tư chủ yếu vẫn chọn phương án thận trọng là quan sát chứ không vội vàng giải ngân “bắt đáy”, do đó, điểm số của cả hai sàn TPHCM và Hà Nội đã nhanh chóng sụt giảm, thậm chí xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ để thiết lập mức đáy trong phiên chính tại thời điểm chốt phiên.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index dừng lại tại điểm số 491,78; giảm 2,4 điểm (0,49%). Tổng khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh đạt 42,25 triệu đơn vị tương ứng với giá trị 997,16 tỷ đồng. Số mã tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu lần lượt là 54, 151 và 70.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại 61,52 điểm; giảm 0,67 điểm (1,08%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,6 triệu đơn vị, tương đương với giá trị 138,09 tỷ đồng. Số cổ phiếu tăng giá, giảm giá và đứng giá tham chiếu là 70, 107 và 210.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục đứng về phía bên bán khi họ đồng loạt bán ròng trên cả HoSE lẫn HNX.

Bên sàn TPHCM, nhà đầu tư bán ròng 724.000 đơn vị, trong khi đó, bên sàn Hà Nội con số này là gần 1,69 triệu đơn vị.

Có một điều khá thú vị là khối lượng bán ròng giữa hai phiên 24 và 25/7 của khối ngoại trên hai sàn trái ngược nhau, giảm mạnh tại HoSE (chỉ bằng 1/6) nhưng lại tăng tới trên 30% bên HNX.

Tính về khối lượng, đại diện cho các cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất là SHB, EIB, DRC, PVX, HAG, MSN. Ở phía đối diện, các mã được mua ròng nhiều nhất là STL, APS, VSH, HPG, LCM. Trong số đó nổi bật nhất chính là SHB khi có khối lượng bán ròng trong phiên lên tới trên 1,2 triệu đơn vị. Thị trường đóng cửa, mã này giảm 100 đồng và dừng lại ở mức giá 6.500 đồng/cổ phiếu.

Theo phân tích của một số chuyên gia thì sau khi "xuyên thủng" ngưỡng hỗ trợ 492, mức 490 điểm sẽ là ngưỡng hỗ trợ gần nhất đối với VN-Index và nhiều khả năng mốc này cũng sẽ bị đe dọa trong phiên ngày mai (26/7). Rất có thể khi chạm tới các vùng nhạy cảm, thị trường sẽ có một vài phiên bật tăng trở lại. Đó sẽ là cơ hội dành cho các nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao với lợi thế về cổ phiếu trong tài khoản.

                                                                                                          Hà Nguyễn