• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

VNREA đề xuất giải pháp đẩy nhanh đầu tư nhà ở xã hội

(Chinhphu.vn) - Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có buổi làm việc với các doanh nghiệp về góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi về phát triển, quản lý và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2030.

03/03/2023 09:20
VNREA đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh đầu tư nhà ở xã hội - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch VNREA phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VNREA

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Nguyễn Văn Khôi Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) mong muốn, các doanh nghiệp triển khai sớm các dự án đầu tư, sẽ có những đóng góp thiết thực, có ý nghĩa và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Hội nghị quan trọng này.

Cần nới tỉ suất lợi nhuận của chủ đầu tư 10-15%

VNREA đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh đầu tư nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty cổ phần Tư vấn- Thương mại- Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân - Ảnh: VNREA

Theo ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, doanh nghiệp đã phát triển được 25 dự án nhà ở xã hội và đăng ký xây dựng 50.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn đến năm 2030, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm nhà ở xã hội là quỹ đất. Bên cạnh quỹ đất, quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội hiện nay cũng gây khó cho doanh nghiệp.

Vấn đề tiếp theo xoay quanh dòng vốn hỗ trợ. Hiện nay, ngân hàng đang dành hai gói tín dụng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất gói 110 tỷ đồng dành để phát triển nhà ở xã hội. Còn Ngân hàng Nhà nước đề xuất gói 120 nghìn tỷ cho cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại nhưng lãi suất thấp hơn từ 1,5-2% so với thị trường.

"Tôi ủng hộ ý kiến Bộ xây dựng trình gói 110.000 tỷ, trong đó 55.000 tỷ dành cho chủ đầu tư", ông Tuấn bày tỏ.

Một vấn đề khác cũng tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp khi phát triển nhà ở xã hội là đối tượng khách hàng. Thống kê cho thấy, 80% người mua nhà ở xã hội sau 2 năm là chuyển đi hết, chỉ còn 20% ở, tức là nhà ở ở xã đang giao cho không đúng đối tượng. Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân kiến nghị chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần là người điều hành quản lý dự án đó suốt đời, chứ không thể thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay.

Ngoài ra, để các doanh nghiệp "mặn mà" hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội, ông Tuấn cho rằng cần nới tỉ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10-15%. 

VNREA đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh đầu tư nhà ở xã hội - Ảnh 3.

Ông Dương Long Thành, Chủ tịch Thắng Lợi Group - Ảnh: VNREA

Còn ông Dương Long Thành, Chủ tịch Thắng Lợi Group đề xuất, với quỹ đất mà doanh nghiệp đã mua rồi, khi làm dự án nhà ở xã hội, Nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không áp dụng theo bảng giá của Nhà nước. Nếu áp dụng theo bảng giá Nhà nước thì doanh nghiệp không thể nào bù được.

Thứ hai, nếu vẫn giữ tỉ suất sinh lời 10% thì Nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận chẳng hạn. 

Một vấn đề khác là việc xác định tiêu chí người mua nhà ở hội. Có nhiều trường hợp lúc đăng ký mua thì thuộc diện theo quy định nhưng khi dự án hoàn thành đến giai đoạn cấp sổ hồng thì người mua lại không nằm trong diện quy định. Do đó, ông Thành đề xuất dự thảo cần mở rộng phạm vi cũng như quy định cụ thể về các trường hợp mua nhà ở xã hội và sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để xem xét, rút ngắn thời gian xin xác nhận...

Bốn nhóm vấn đề về phát triển nhà ở xã hội

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nêu rõ: Để tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đã giao đến năm 2030, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, hội viên của VNREA cần tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ hơn với tầm nhìn vừa chiến lược, bao quát, vừa có giải pháp cụ thể, thiết thực.

"Có 4 nhóm vấn đề chung là: Quy hoạch, kế hoạch, khu vực, vị trí cụ thể của đất đai phát triển nhà ở xã hội; nguồn vốn; cơ chế, chính sách; quy trình, thủ tục hành chính", ông Khôi phân tích.

Về ưu đãi chính sách, cụ thể về thuế VAT, VNREA kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu giữ ở mức 5%; về lợi nhuận cần tăng lên từ 10-15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hoặc hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, phát triển phân khúc nhà ở xã hội.

Thứ hai là ưu tiên tạo lập quỹ đất. Doanh nghiệp muốn địa phương giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch để đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư.

Thứ ba, quy trình, thủ tục hành chính, đầu tư dự án, chủ trương quy hoạch cần được đơn giản hóa và có hướng dẫn cụ thể bằng các nghị định, thông tư cụ thể.

Nhóm vấn đề tiếp theo tạm gọi là tỉ lệ nhà ở thương mại trong dự án nhà ở xã hội. Các ý kiến tập trung để đề xuất cần đảm bảo tối thiểu lớn hơn 20% và linh hoạt với từng địa phương, từng dự án, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, người dân. Hiệp hội kiến nghị vấn đề này nên để địa phương quyết định cho phù hợp.

Toàn Thắng