• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Với mô hình tổ chức mới, Bộ KH&CN tăng tốc trên 4 trụ cột chiến lược

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2025. Đây là hội nghị sơ kết đầu tiên kể từ khi Bộ hoạt động theo mô hình tổ chức mới sau hợp nhất, đánh dấu bước chuyển có tính lịch sử trong cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

14/07/2025 13:07
Với mô hình tổ chức mới, Bộ KH&CN tăng tốc trên 4 trụ cột chiến lược- Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ KH&CN - Ảnh: VGP/TG

Từ ngày 1/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức hoạt động theo mô hình tổ chức mới sau hợp nhất 2 cơ quan cấp Bộ. Việc hợp nhất không chỉ là sáp nhập tổ chức mà là quá trình tái cấu trúc toàn diện từ cơ chế điều hành, chức năng nhiệm vụ, đến văn hóa tổ chức và mô hình quản trị.

Bộ KH&CN mới được định vị là cơ quan chủ lực dẫn dắt 4 trụ cột then chốt: Khoa học - Công nghệ - Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số.

Trong bối cảnh tổ chức bộ máy vừa hợp nhất, công việc chất chồng, Bộ đồng thời tập trung triển khai 3 mũi nhọn: Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện thể chế và triển khai nhiệm vụ chuyên môn ở 4 lĩnh vực trọng tâm.

Ngay trong quý I, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; giảm số đơn vị trực thuộc Bộ từ 42 xuống còn 25 (giảm 40,5%); ban hành 49 quyết định nội bộ về chức năng, nhiệm vụ các đơn vị thành phần. Đồng thời, hoàn tất chuyển giao các lĩnh vực không thuộc phạm vi quản lý về đúng bộ/ngành chuyên trách gồm: Báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, an toàn thông tin và thanh tra. 

Mô hình tổ chức mới được thiết kế tinh gọn, hiện đại, thích ứng linh hoạt với sự thay đổi mới của đất nước, lấy hiệu quả và phục vụ người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Một trong những điểm nổi bật trong 6 tháng đầu năm là Bộ đã phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan tham mưu trình Bộ Chính trị ban hành 4 Nghị quyết then chốt, trong đó có Nghị quyết 57 về phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ đã trình và được thông qua đồng thời 5 dự án luật quan trọng: Luật Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Bộ đã chủ động tham mưu Chính phủ ban hành 2 nghị định quan trọng: Nghị định số 132/2025/NĐ-CP phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương; Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định cụ thể về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.

Bộ KH&CN đã thực hiện phân quyền, phân cấp 78 nhiệm vụ và phân định thẩm quyền 6 nhiệm vụ từ cấp huyện xuống cấp xã và lên cấp tỉnh. 

Song song, Bộ ban hành 2 thông tư chuyên ngành hướng dẫn triển khai, đồng thời công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ theo Quyết định số 1442/QĐ-BKHCN. Mô hình "một cửa - một cửa liên thông" được áp dụng trên diện rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế số chiếm gần 19% GDP

Trong lĩnh vực khoa học, số lượng công bố quốc tế tăng gần 9%, đặc biệt ở các ngành mũi nhọn như kỹ thuật, khoa học máy tính, toán học, y học và khoa học xã hội. Bộ KH&CN đã cấp 849 giấy chứng nhận kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Hiện có 42 chương trình KH&CN cấp quốc gia đang được triển khai, góp phần kết nối hiệu quả giữa nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng thực tiễn. 

Ở lĩnh vực công nghệ, Bộ đã cấp 15 giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ và 5 giấy gia hạn. Hơn 1.000 giấy phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp, với nhiều ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ được đưa vào sử dụng trong y tế, nông nghiệp và công nghiệp. Số lượng tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam chấp nhận tăng 25%; số mã số, mã vạch được cấp tăng gần 9%. Đặc biệt, số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ được cấp đạt trên 40.000, tăng 58,3% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng toàn cầu, vươn lên hạng 44/133 trong Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) 2024, tăng 2 bậc so với năm 2023 và tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình.

Sàn giao dịch công nghệ Việt Nam chính thức ra mắt. Tổng số sàn công nghệ đang hoạt động trên cả nước lên 24. Cả nước hiện có 940 doanh nghiệp KH&CN, khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cùng một hệ sinh thái đang mở rộng với 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm và 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. 

Ở lĩnh vực chuyển đổi số, ghi nhận 630 triệu giao dịch trên Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt 73% kế hoạch cả năm. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt gần 40%, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công. Cả nước có hơn 75.000 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động ổn định.

Lĩnh vực bưu chính – viễn thông ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với doanh thu tăng 12,8%, tốc độ mạng dẫn đầu khu vực và tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 65% trong top 10 thế giới. 

Kinh tế số tiếp tục là điểm sáng, đóng góp 18,72% GDP, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế số lõi chiếm 8,63% GDP.

6 tháng cuối năm 2025, Bộ KH&CN xác định đây là thời điểm bản lề, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025. 

Các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Trình Chính phủ xây dựng và sửa đổi các dự án luật: Luật Chuyển đổi số, Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi), Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ; trình Thủ tướng ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành 5 luật mới được Quốc hội thông qua; triển khai Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược; tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ KH&CN nhiệm kỳ 2025-2030; tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, thúc đẩy triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa giai đoạn mới.

Thu Giang