• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vốn chính sách tiếp sức sản phẩm OCOP Quảng Nam

(Chinhphu.vn) - Nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tiếp cận tín dụng chính sách để đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng hàng hóa, mở rộng quy mô sản xuất, khơi thông thị trường...

16/05/2024 09:57
Vốn chính sách tiếp sức sản phẩm OCOP Quảng Nam- Ảnh 1.

Phở sắn Caromi Quế Sơn được người tiêu dùng lựa chọn mua sắm ở Co.opMart Tam Kỳ - Ảnh: Báo Quảng Nam

Bánh dừa nướng Quý Thu của gia đình ông Phan Trường Âu (thôn Phù Sa, xã Quế Xuân 2, Quế Sơn) là sản phẩm OCOP 3 sao được ưa chuộng trên thị trường. Ban đầu việc sản xuất bánh của ông Âu chủ yếu phục vụ gia đình, bạn bè, người thân và bán nhỏ lẻ.

Nhận thấy sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, đầu năm 2022, ông Âu vay vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Quế Sơn 100 triệu đồng để nâng cấp nhà xưởng, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc. Đến nay, bánh dừa nướng Quý Thu đã có mặt trên các kệ hàng của Coop.Mart Tam Kỳ, Vinmart Đà Nẵng… với doanh số bán hàng lớn.

Phở sắn Caromi Quế Sơn (thị trấn Đông Phú) là sản phẩm OCOP 4 sao có thị trường trong và ngoài nước. Ông Dương Văn Xinh (chủ cơ sở sản xuất phở sắn Caromi) cũng vay 100 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Quế Sơn để đầu tư máy móc nâng cao năng suất, sản lượng. Đến nay, phở sắn Caromi của hộ ông Xinh có mạng lưới tiêu thụ mạnh.

Rượu Đèo Le của gia đình anh Phan Thanh Kiên (thôn Lộc Thượng, xã Quế Long, Quế Sơn) hiện nay là sản phẩm OCOP 3 sao, cung ứng thị trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Kiên cho biết, khi mới đi vào hoạt động, cơ sở gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn đầu tư. Năm 2023, anh Kiên vay vốn chính sách 100 triệu đồng để nâng cấp quy trình sản xuất rượu. Từ đó đến nay, sản phẩm được tiêu thụ rộng, ngày càng chinh phục khách hàng khó tính.

Bà Trần Thị Mỹ Hằng - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quế Sơn cho biết, tính đến hết tháng 4/2024, tín dụng chính sách đã cho vay 9 khách hàng sản xuất sản phẩm OCOP với số tiền 700 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, đã góp phần phát triển được 9/21 sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm OCOP, đơn vị đã rà soát và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn 1,2 tỷ đồng phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn trong thời gian tới.

Ở huyện Thăng Bình, việc phát triển các sản phẩm OCOP như tinh dầu tràm Linh Vũ (xã Bình Sa) hay bột ngũ cốc “cô Một” (xã Bình Định Bắc) đều có sự góp sức từ vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện.

Ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH Thăng Bình cho biết, ngân hàng chính sách nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, ưu tiên nguồn vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để các chủ thể OCOP vay đầu tư phát triển sản phẩm.

Đến nay, cho vay phát triển sản phẩm OCOP ở Thăng Bình chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dư nợ cho vay giải quyết việc làm với hơn 150 tỷ đồng.

Là tổ chức tín dụng phục vụ vì mục tiêu an sinh xã hội, Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam đến nay đã cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh với dư nợ 1.768 tỷ đồng. Trong đó, nhiều chủ thể OCOP đã tiếp cận vốn vay để đầu tư nâng cấp các sản phẩm OCOP.

Ông Hoàng Thanh Lân, Trưởng phòng Kế hoạch-nghiệp vụ tín dụng (Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam) cho biết, thời gian qua, tín dụng chính sách cho vay phát triển sản phẩm OCOP đã phát huy tốt hiệu quả.

Từ nguồn vốn vay, các chủ thể OCOP đã đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm OCOP chất lượng, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Quảng Nam.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH chi nhánh Quảng Nam, chương trình cho vay giải quyết việc làm nói chung, cho vay phát triển sản phẩm OCOP nói riêng rất cần nguồn vốn lớn hơn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.

Bởi vậy, cùng với nguồn vốn Trung ương giao, vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh, ngân sách các huyện, thị xã, thành phố cần sự chung tay gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân. Qua đó tạo thêm động lực phát triển các sản phẩm OCOP, tạo chuyển biến cho khu vực nông thôn, góp sức phát triển kinh tế-xã hội nói chung toàn tỉnh.

Hầu hết các khoản vay dành cho chủ thể OCOP đều được hưởng lãi suất ưu đãi hiện nay là 7,92%/năm. Để tạo thuận lợi trong phát triển sản xuất, hoàn thiện, nâng hạng các sản phẩm OCOP, tiến tới chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các phòng giao dịch ngân hàng CSXH ở khắp các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện tối ưu để chủ thể OCOP tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển sản phẩm OCOP.

BT