• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Thực phẩm nhiễm vi khuẩn Salmonella

(Chinhphu.vn) - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, nghi gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người tại Vũng Tàu, bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

02/12/2024 12:32
Vụ nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Vũng Tàu: Thực phẩm nhiễm vi khuẩn Salmonella- Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Vũng Tàu - Ảnh: Cổng TTĐT Bà Rịa - Vũng Tàu

Cụ thể, các mẫu xét nghiệm gồm thịt lợn luộc, pate lợn, chả lụa, nước xốt thịt lợn và rau sống ăn kèm đều phát hiện có nhiễm vi khuẩn Salmonella. Cơ quan chức năng đã kết luận các mẫu thực phẩm này không đạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Khi nhiễm vi khuẩn Salmonella, người bệnh thường bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày, có thể đau đầu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn và kéo dài 4 - 7 ngày.

Trước đó, ngày 27/11, nhiều người dân tại Vũng Tàu nhập viện với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, chóng mặt sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình. Ngay sau đó, ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm để xét nghiệm.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được các loại giấy tờ cần thiết cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm đầu vào. Cơ sở lấy thực phẩm đầu vào từ 4 cơ sở sản xuất bánh mì và 2 cơ sở bán thịt heo, sản xuất giò chả.

Đại diện Sở Y tế cho biết, tính đến chiều 29/11, tổng cộng có 373 người nhập viện vì ngộ độc nghi do ăn bánh mì và 2/3 số bệnh nhân đã xuất viện.

Theo cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hầu hết các vụ ngộ độc thức ăn tập thể tại quán ăn, cửa hàng đều xuất phát từ nguyên nhân lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, quá trình chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến, khiến thực phẩm bị nhiễm độc, thực phẩm không bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh đó, do bảo quản thực phẩm không đúng cách nên làm lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm…

Vì vậy, để ngăn chặn các vụ ngộ độc hàng loạt, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế và cơ quan chức năng các địa phương tăng cường thanh kiểm tra bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố để giám sát, đặc biệt đối với dịch vụ nấu ăn lưu động cho các bữa liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người…

Nếu cơ sở nào không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoạt động chui thì phải quyết liệt xử lý và đình chỉ hoạt động, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm, để cảnh báo kịp thời cho người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

HM