• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vụ phá rừng ở Bình Định: Diện tích rừng bị phá lên gần 61 ha

(Chinhphu.vn) - Theo hồ sơ của Trung tâm Quy hoạch nông-lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, diện tích rừng bị phá tại xã An Hưng, huyện An Lão lên tới 60,9 ha, chứ không phải 43,7 ha như dự báo ban đầu.

15/09/2017 16:39
Công an tỉnh và Sở NN&PTNT Bình Định kiểm tra hiện trường vụ phá rừng ở An Lão. Ảnh: plo.vn
Chiều 15/9, Trung tâm Quy hoạch nông-lâm nghiệp, thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã hoàn tất hồ sơ đánh giá thiệt hại vụ tàn phá rừng lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Bình Định.

Theo đó, diện tích rừng bị phá lên tới 60,9 ha, chứ không phải 43,7 ha như dự báo ban đầu. Toàn bộ diện tích rừng trên là rừng tự nhiên, thuộc khoảnh 7, khoảnh 8, tiểu khu 1, địa bàn xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định, được quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho TTXVN biết: Toàn bộ hồ sơ và kết quả đo đạc, đánh giá rừng bị thiệt hại sẽ được chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định trong chiều 15/9.

Sáng cùng ngày, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định đã quyết định khởi tố vụ án hình sự tội hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ luật Hình sự.

Sau vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn nhất, liều lĩnh nhất từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh Bình Định, lực lượng liên ngành tỉnh này đã phối hợp điều tra. Kết quả: Đã phát hiện một lượng lớn gỗ và củi tại một nhà máy chế biến dăm gỗ ở thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Khối lượng gỗ được tìm thấy gồm nhiều chủng loại khác nhau gồm thân cây, súc gỗ và cành nhánh các loại. Nhận định sơ bộ, hầu hết lượng gỗ này có nguồn gốc từ cánh rừng tự nhiên vừa bị tàn phá thuộc xã An Hưng, vùng giáp ranh với xã Hoài Sơn.

Bước đầu, cơ quan điều tra đã khoanh vùng đối tượng phá rừng là tổ chức doanh nghiệp, có khả năng huy động, thuê mướn nhiều nhân công cùng lúc và sử dụng nhiều thiết bị cơ giới để phá rừng.

Trước vụ phá rừng tự nhiên đặc biệt nghiêm trọng này, ngày 9/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến yêu cầu UBND tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ án, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/10.

PV