• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vụ Su-24 rơi: Nga nổi giận; Mỹ, NATO kêu gọi bình tĩnh

(Chinhphu.vn) - Lên tiếng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga khi đang tấn công IS ở Syria, Tổng thống Nga Putin nói rằng vụ việc này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới quan hệ hai nước.

25/11/2015 08:53
Nga nói chiến đấu cơ Su-24 bị bắn rơi khi đang tấn công IS trên lãnh thổ Syria, đây là cú "đâm sau lưng". Trong khi đó, Mỹ, NATO cho rằng chiếc máy bay này đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Putin khẳng định: “Chúng tôi luôn coi Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là láng giềng thân cận mà còn là một quốc gia hữu hảo. Tôi không biết ai muốn gây ra vụ việc ngày hôm nay, nhưng chúng tôi không hề muốn chuyện này xảy ra”.

Tổng thống Nga nhấn mạnh, nước này sẽ phân tích kỹ lưỡng tại sao máy bay Su-24 của mình bị bắn hạ.

“Thay vì liên lạc với chúng tôi ngay lập tức, Thổ Nhĩ Kỳ lại thông báo với các đồng minh NATO như thể chúng tôi mới là những kẻ bắn hạ máy bay của họ chứ không phải ngược lại, phải chăng họ muốn NATO trở thành tay sai của IS?”, ông Putin chỉ trích.

“Máy bay của chúng tôi rơi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vài cây số và nằm hoàn toàn trong không phận Syria”, ông Putin nói và cho biết, chiếc máy bay này đang trực tiếp tham gia không kích IS.

“Các phi công trên máy bay đang thực thi chiến dịch tấn công IS. Khu vực Bắc Latakia là vùng núi nơi phiến quân IS trú ẩn, trong đó có nhiều kẻ mang quốc tịch Nga và có thể quay lại Nga để thực hiện các vụ tấn công khủng bố bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, các máy bay của Nga đang không kích nhằm ngăn chặn khả năng này cũng như tấn công vào những kẻ được coi là khủng bố quốc tế”.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, họ đã triệu hồi Tùy viên Quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đến để yêu cầu giải thích vì sao chiếc máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Trước đó, theo Đại diện Báo chí của Đại sứ quán Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ Igor Mityakov, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi Tham tán Công sứ Đại sứ quán Nga tại đây để thông báo về vụ việc trên.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triệu hồi Đại sứ của 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga, Anh, Mỹ, Trung Quốc và Pháp tại nước này đến để cung cấp thông tin về vụ máy bay Nga bị bắn hạ.

* Ngày 24/11, phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp khẩn với sự tham dự của tất cả 28 thành viên NATO theo đề nghị của Ankara, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra rằng máy bay của Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp với những đánh giá của NATO.

Tổng thư ký NATO cho biết thêm ông mong đợi sẽ có các cuộc tiếp xúc giữa Ankara và Moskva đồng thời kêu gọi các bên bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng để giải quyết vụ việc này.

* Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Francois Hollande Nhà Trắng, Tổng thống Obama cho biết theo các báo cáo mà ông có được thì máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã bay vào bên trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Lãnh đạo Nhà Trắng khẳng định bảo vệ lãnh thổ và không phận là các quyền chính đáng của bất kỳ quốc gia nào.

Tổng thống Obama cũng cho rằng vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Nga cho thấy những rắc rối hiện nay liên quan tới các chiến dịch không kích khủng bố của Nga tại những khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Obama và người đồng cấp Pháp Hollande hối thúc Moskva và Ankara duy trì đối thoại và tránh có hành động leo thang sau vụ việc này.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh “điều quan trọng hiện nay là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đối thoại để tìm hiểu chính xác điều gì đã xảy ra và thực thi những biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự leo thang (căng thẳng) nào”.

* Liên quan tới việc lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc ngày 24/11 cho biết ông thực sự quan ngại về hành động này và kêu gọi các bên thực hiện các bước đi cấp bách nhằm giảm leo thang căng thẳng.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng hy vọng rằng việc xem xét một cách toàn diện và đáng tin cậy sự kiện này sẽ làm rõ vấn đề và giúp ngăn ngừa các sự việc tương tự trong tương lai.

Ông Ban Ki-moon cũng một lần nữa kêu gọi các bên có liên quan tới các hoạt động quân sự tại Syria, đặc biệt là các chiến dịch trên không, cần phải tối đa hoá các biện pháp tránh những hậu quả ngoài ý muốn, và quan trọng hơn cả là tránh gây thiệt hại về người và có các biện pháp bảo vệ dân thường.

Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, những diễn biến đáng lo ngại mới đây một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế và sự hợp tác trong hành động quốc tế chống lại những kẻ cực đoan bạo lực ở khu vực, cũng như sự cần thiết phải nhất trí về một giải pháp chính trị cho Syria./.

Theo TTXVN/VOV