• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vui Xuân với Lễ hội Lồng Tồng

Ngày 28-1 (nhằm ngày mùng 6 Tết), người dân các xã lân cận đã tụ hội về thôn 3, xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar) để vui Lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm để cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người đều bình an, vui vẻ. Đồng thời cũng là dịp để bà con các dân tộc vui chơi, giao lưu văn hóa, văn nghệ.

01/02/2012 08:15

Ngay từ sáng sớm, trên các nẻo đường của xã Cư M’gar đã nhộn nhịp rộn ràng với hàng nghìn người dân trong trang phục truyền thống đầy màu sắc rực rỡ từ các xã, huyện lân cận như Buôn Đôn, Ea Súp; xã Ea M’rol, xã Quảng Hiệp (Cư M’gar)… đến thôn 3 để dự Lễ hội.

Đông đảo người dân đến tham dự Lễ hội.

Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ cúng thần và cầu mùa. Lễ vật dâng lên trời, đất gồm: một con gà trống, mâm lễ ngũ quả, hoa, 5 bát gạo đầy, 9 chén rượu trắng… Thầy cúng đọc lời khấn vái bằng những bài có vần điệu với nội dung: “Cầu cho mưa thuận gió hòa, nước vào ruộng đầy, mọi vật sinh sôi nảy nở, cầu cho mọi người sức khỏe, xóm làng bình yên no ấm, mùa màng bội thu...”. Lễ cúng kéo dài gần 2 giờ đồng hồ.
Trò chơi "Đi cầu Kiều" được nhiều người, mọi lứa tuổi hưởng ứng
Sau phần lễ trang nghiêm, mọi người bắt đầu vào phần hội. Đây là phần được mọi người mong chờ và náo nhiệt nhất. Phần văn nghệ với nhiều tiết mục hát then, hát dân ca các dân tôc Tày, Nùng do các nghệ nhân trong Câu lạc bộ đàn hát dân ca Quê hương (xã Cư M’gar) biểu diễn.
Đến với Lễ hội Lồng Tồng, du khách còn có dịp được biết đến và thưởng thức các loại ẩm thực truyền thống của người Tày, Nùng: Bánh dày, tro bếp, sừng bò…


Tung Còn là một trong những trò chơi truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc.
Chị Lục Thị Huệ, Bí thư Chi bộ thôn 3, xã Cư M’gar chia sẻ tổ chức được lễ hội này vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm không chỉ là quy tụ đồng bào Tày, Nùng ở các thôn trong xã và cả những xã khác trong huyện đến vui Xuân, đón Tết, mà còn là dịp giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, bảo tồn bản sắc dân tộc...
Lễ hội đã trở thành một điểm nhấn về nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở Cư M’gar và góp phần thắt chặt mối đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc trên vùng quê mới.

File đính kèm: