• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vùng đất Ba Tơ anh hùng vươn mình đổi thay

(Chinhphu.vn) – Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) ngày 11/3/1945 được lịch sử Việt Nam ghi nhận là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Thừa Thiên-Huế và là bước đệm tiến đến chiến thắng Cách mạng tháng 8/1945.

16/08/2014 10:26

Đội du kích Ba Tơ được trang bị vũ khí đánh địch - Ảnh tư liệu

Đến với vùng đất Ba Tơ trong những ngày tháng 8 lịch sử và ghé thăm khu di tích Quốc gia Ba Tơ, những trang ký ức hào hùng của mảnh đất anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lần lượt ùa về.

Mảnh đất anh hùng

Vào đêm ngày 10/03/1945, khi được tin Nhật-Pháp bắn nhau, Ủy ban vận động cách mạng tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội nghị bất thường, ra chủ trương không nên bỏ lỡ cơ hội, phải khởi nghĩa cướp đồn. Đêm ngày 11/3/1945, Ban Chỉ huy khởi nghĩa ra lệnh thiết quân luật, bố trí canh gác nghiêm mật khắp các ngả đường. Bộ phận có vũ trang cùng nhân dân bao vây, uy hiếp các đồn địch làm cho chúng hoang mang đến cực độ, chỉ trong vòng 30 phút, đồn Ba Tơ đã hoàn toàn bị hạ, cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc đồn.

Sáng hôm sau, ngày 12/3/1945, dưới cảnh trời xuân tươi thắm, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp châu Ba Tơ, tiếng trống, mõ, tù và hòa cùng với tiếng reo hò, hô khẩu hiệu của các đoàn biểu tình từ các ngả kéo về sân vận động làm rung chuyển cả núi rừng. Đồng bào Kinh, Thượng thuộc các dân tộc ở Ba Tơ, người giáo kẻ mác lần lượt kéo đến chật ních sân vận động. Lần đầu tiên, người dân miền núi bất khuất được tự do, hiên ngang đứng trang nghiêm làm lễ chào cờ trên một phần đất mới vừa được giải phóng.

Ban Chỉ huy khởi nghĩa Ba Tơ tuyên bố thành lập chính quyền nhân dân cách mạng, bãi bỏ tất cả các thứ thuế, ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, giới thiệu Ủy ban cách mạng lâm thời của tỉnh và thành lập Đội du kích Ba Tơ - tiền thân của lực lượng vũ trang qQuân khu 5 ngày nay. Từ đây, lực lượng đã xây dựng Ba Tơ thành căn cứ địa, góp phần tích cực tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh Quảng Ngãi ngày 14/8/1945.

Ghi nhận chiến công của con người và mảnh đất nơi đây, tháng 8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận 5 xã (Ba Vinh, Ba Giang, Ba Động, Ba Chùa, Ba Thành) và thị trấn Ba Tơ của huyện Ba Tơ là vùng An toàn khu của tỉnh Quảng Ngãi.
 
Ông Đinh Ngọc Dư, một cựu chiến binh 62 tuổi tại thị trấn Ba Tơ xúc động chia sẻ: “Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Ba Tơ là một địa bàn trọng yếu, nơi đã từng nuôi giấu, bảo vệ các chiến sỹ cách mạng, bảo vệ các cơ quan, tổ chức Đảng. Quân và dân Ba Tơ rất đỗi tự hào vì được sinh ra và nuôi dưỡng bởi mảnh đất anh hùng này!”.  

Các thế hệ cùng ôn lại lịch sử tại Bia lưu niệm trong quần thể di tích vừa được tôn tạo lại - Ảnh: VGP/Minh Trang

Phát triển kinh tế gắn với tôn tạo di tích lịch sử

Ba Tơ là vùng đất cách mạng 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, hôm nay vẫn đang vươn mình, đoàn kết chung tay khắc phục mọi khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, xóa đi những vết thương hằn in trong chiến tranh.

Ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, phấn khởi cho hay với quyết tâm rất cao của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện nhà, tình hình kinh tế-xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, Ba Tơ từ 1 huyện nghèo bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh trở thành một trong những địa phương dẫn đầu các huyện miền núi về phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Cuối năm 2013, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, từ 59,1% xuống 51,17%, thương mại-dịch vụ từ 22,1% xuống 20,43%, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 18,8% lên 28,4%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 8,7 triệu đồng năm 2012 lên 11,28 triệu đồng năm 2013. Trong năm 2013 đã giảm 935 hộ nghèo, đạt 119,41% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn 32,96% (giảm 6,88%), tỷ lệ hộ cận nghèo còn 13,33%. 6 tháng đầu năm 2014, tổng  số người 15-35 tuổi biết chữ đạt 99,1%, số người 36-60 tuổi biết chữ đạt 91,7%. Đó là một sự nỗ lực rất lớn đối với 1 huyện miền núi với dân số đồng bào dân tộc chiếm phần lớn.

Năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi đã dành ngân sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã điểm Ba Chùa phấn đấu cán đích nông thôn mới đúng kế hoạch, UBND huyện còn sử dụng 2 tỷ đồng từ nguồn vốn phân cấp giao xã Ba Chùa xây dựng nhà văn hóa và kênh mương phục vụ sản xuất.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là phong trào trồng rừng thu hút hàng nghìn nông dân hăng hái tham gia, vươn lên xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. 10 năm trở lại đây, huyện xác định trồng rừng nguyên liệu là một trong các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Ông Phạm Văn Treo (59 tuổi, dân tộc Hre) cho biết, cuộc sống sau chiến tranh khổ cực lắm, nhưng nhờ trồng rừng và sự hỗ trợ của Nhà nước mà bây giờ đã khá hơn rất nhiều, thu nhập bình quân của gia đình tôi hơn 10 triệu/tháng, nuôi 3 đứa con ăn học thành đạt giờ đã ra làm cán bộ hết rồi.

Bên cạnh công tác phát triển kinh tế-xã hội, quân và dân huyện Ba Tơ luôn cố gắng gìn giữ và trân trọng những di tích lịch sử - một trong những điểm son tô thắm lịch sử dân tộc. Năm 1995, địa phương đã đầu tư phục dựng các hạng mục công trình di tích là nơi thành lập Đội du kích Ba Tơ và Tiểu đoàn 19. Năm 2012, huyện đã khánh thành tượng đài khởi nghĩa Ba Tơ và mới đây, vào đầu tháng 8/2014, người dân Ba Tơ lại hân hoan đón chào sự kiện khánh thành công trình nâng cấp Khu di tích Ba Tơ do Bộ Tư lệnh Quân khu 5 làm chủ đầu tư với số vốn hơn 5 tỷ đồng.

Chị Huỳnh Thị Việt Quỳnh, 27 tuổi, đoàn viên thanh niên của thị trấn Ba Tơ chia sẻ, quần thể di tích là địa chỉ đỏ để giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên, quân và dân lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng bất khuất của dân tộc. Tầng lớp thanh niên luôn ý thức về việc gìn giữ và tôn tạo di tích, từ đó cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công việc và tu dưỡng đạo đức để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Minh Trang