• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vùng Vịnh: Ngoại giao căng thẳng, kinh tế ‘chịu thiệt’

(Chinhphu.vn) – Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Saudi Arabia và đồng minh với Qatar nếu tiếp tục kéo dài có thể sẽ gây những hậu quả xấu với nền kinh tế của cả khu vực.

21/06/2017 10:33

Kể từ ngày 5/6, cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát khi các nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập và sau đó là Libya, Yemen… cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cho rằng “Qatar ủng hộ khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này” đến nay vẫn chưa lắng dịu.

Nhiều nhà phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng có thể sẽ gây những hậu quả nặng nề về kinh tế không chỉ cho Qatar mà còn cho cả các nước trong khu vực.

Theo dự báo của Viện Tài chính quốc tế (có trụ sở tại Washington, Mỹ), tăng trưởng GDP của Qatar có thể giảm 1,2% trong năm nay và 2% năm 2018, chủ yếu do đà tăng trưởng thấp hơn của khu vực phi dầu mỏ. Các nhân tố như sự bất ổn trong lĩnh vực đầu tư, môi trường tài chính khó khăn hơn... cũng tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Qatar…

Bên cạnh đó, Qatar có thể thâm hụt ngân sách tới 7,8% GDP trong năm nay. Nguồn thu từ các dịch vụ du lịch và vận tải cũng bị giảm mạnh do các lệnh cấm đi lại và phong tỏa giao thông đường không của các nước láng giềng.  

Trong khi giới chuyên gia quốc tế lo ngại cho Qatar thì chính chuyên gia của Qatar lại nêu “kịch bản” khác.

Ngày  19/6, Tổng Giám đốc Trung tâm tài chính Qatar Youssef Mohamed Al-Jaida cho biết cuộc khủng hoảng này đang khiến các hợp đồng trị giá 2 tỷ USD được ký kết giữa các đối tác hai bên đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Ông Youssef Mohamed Al-Jaida cho biết, phần lớn số hợp đồng (có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD ) này đều liên quan tới lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, các công ty của Saudi Arabia, UAE và Bahrain sẽ bị tác động nhiều hơn các đối tác Qatar.

Tác động của cuộc khủng hoảng tới Qatar cũng được hạn chế vì nước này có rất ít doanh nghiệp kinh doanh tại Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Ai Cập.

Xuất khẩu của Qatar sang Saudi Arabia , UAE, Bahrain - chủ yếu là vật liệu xây dựng và thực phẩm – chỉ chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Qatar.

Quỹ đầu tư của Qatar với khoảng 335 tỷ USD cũng không bị ảnh hưởng vì Qatar chủ yếu đầu tư ở bên ngoài khu vực vùng Vịnh.

Nói về cuộc khủng hoảng ngoại giao này trong một động thái mới nhất, Ngoại trưởng Qatar Abdulrahman Al-Thani nói rằng “Qatar vẫn bị bao vây thì sẽ không có cuộc đàm phán nào”. Tuyên bố của Ngoại trưởng Qatar được đưa ra sau khi Ngoại trưởng UAE cảnh báo sự cô lập ngoại giao đối với Qatar có thể kéo dài nhiều năm, đồng thời cho biết sẽ không có giải pháp nào nếu Qatar không chấm dứt việc hỗ trợ khủng bố.

Ngoại trưởng Qatar cũng cho biết ảnh hưởng kinh tế đối với Qatar cho đến nay là rất nhỏ. Ngoài ra, ông Abdulrahman Al-Thani cũng lưu ý Pháp, Anh, Mỹ, những nước có mối quan hệ đồng minh tốt với Qatar với một loạt thỏa thuận, cũng có thể bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này.

(tổng hợp từ TTXVN)