• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vượt qua thách thức, thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển đất nước

Trưởng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

10/12/2010 21:38
Trưởng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

Chiều 9/12/2010 (Giờ Mexico), Trưởng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Phóng viên TN&MT đang có mặt tại Cancun đã phỏng vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát và Phó Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về kết quả của COP16.

PV: Thưa Bộ trưởng, với cương vị là Trưởng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự COP16, xin Bộ trưởng cho biết những nỗ lực của Việt Nam trong Hội nghị này?

- Bộ trưởng Cao Đức Phát: Đoàn Việt Nam đã rất cố gắng tham gia các hoạt động của Hội nghị. Thứ nhất là tham gia vào phiên họp toàn thể và có bài phát biểu thể hiện quan điểm của Việt Nam . Thứ hai là Đoàn đã tham gia rất nhiều hoạt động bên lề Hội nghị trong đó có những cuộc họp rất quan trọng như Cuộc họp cấp cao về nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu; cuộc họp về bảo vệ và phát triển rừng; một loạt các cuộc họp khác nữa. Thứ ba là Đoàn đã có nhiều cuộc gặp gỡ song phương và đã trao đổi về khả năng, chương trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước và một số tổ chức quốc tế. Tôi cho rằng những hoạt động của Đoàn rất tích cực và đã có những kết quả khả quan.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết những điểm quan trọng trong cuộc họp lần này?

- Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tại cuộc họp lần này có một số nội dung mới trong đó vấn đề về phát triển nông nghiệp được đặt lên ở tầm quan trọng hơn. Theo các nhà khoa học tính toán, nông nghiệp có thể tham gia hấp thụ và làm giảm phát thải tới 30%, mặt khác nông nghiệp phải cần được chú trọng để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu. Vì thế nên bên lề của Hội nghị đã có cuộc họp cấp cao với sự tham gia của Chủ tịch Ngân hàng thế giới và Bộ trưởng một số nước, trong đó có đặt vấn đề sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng giảm phát thải và tạo điều kiện để các nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại cuộc họp đó, các nước đã đánh giá cao kết quả về phát triển nông nghiệp của Việt Nam và cho rằng đây là mô hình cần được nghiên cứu để nhân rộng. Sau cuộc họp, tôi đã có cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ. Phía Mỹ gợi ý để Việt Nam tham gia cùng Mỹ triển khai ý tưởng phát triển nền nông nghiệp hấp thu và giảm phát thải về cácbon. Mặt khác, cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam chủ trì Hội nghị toàn cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu vào năm 2012.Chính phủ Việt Nam đã đồng ý đứng ra để làm nước chủ nhà tổ chức cuộc họp này. Mặt khác nữa tại Hội nghị lần này tiếp tục khẳng định việc triển khai sáng kiến giảm phát thải nhà kính thông qua hạn chế phá rừng và làm suy thoái rừng. Việt Nam được chọn là một trong những nước tham gia để triển khai có tính chất thí điểm. Chúng ta cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế đặc biệt của Chính phủ Na Uy.

Phó trưởng đoàn cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

PV: Được biết, Đoàn Việt Nam có nỗ lực rất lớn trong việc đàm phán những vấn đề xung quanh giai đoạn 2 của Nghị định Kyoto cũng như những vấn đề xung quanh việc phát thải, xin Thứ trưởng cho bạn đọc trong nước biết vai trò cũng như nỗ lực của Việt Nam tại Hội nghị này?

- Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Cho đến thời điểm hiện nay, sau khi chúng ta tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP16), bước đầu có thể đánh giá một số thành quả nhất định. Sau COP15 tại Copenhaghen có thể nói cộng đồng trên thế giới mất niềm tin đối với sự thành công trong quá trình đàm phán. Trong thời gian vừa qua và đặc biệt những gì diễn ra trong Hội nghị lần này bước đầu lấy lại niềm tin của các nước trên thế giới, của phái đoàn tham gia đàm phán và đã tạo ra không khí tương đối cởi mở, hiểu biết lẫn nhau để tiếp tục đàm phán, đi đến kết quả. Đặc biệt trong Hội nghị này hai nội dung chính, hai tuyến đàm phán chính vẫn được triển khai đó là đàm phán để chuẩn bị cho giai đoạn 2 của Nghị định thư Kyoto mà đến năm 2012 hết hiệu lực và đàm phán để chuẩn bị cho chương trình hợp tác có tính dài hạn mà tại Hội nghị ở Bali đã nêu ra kế hoạch này. Trong quá trình đàm phán đó gặp rất nhiều khó khăn và COP16 này cũng khó mà đạt được những mục tiêu yêu cầu đề ra. Bởi vì hiện nay cũng đặt ra một số quan điểm nếu để giữ cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu giảm thiểu ít nhất đó là vấn đề nhiệt độ so với thời kỳ xây dựng công nghiệp tăng 1độ, 1,5 độ, 2 độ và từ đó kéo theo trách nhiệm của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, không phải chỉ là cắt giảm phát thải khí nhà kính 5% như trước đây mà nó đòi hỏi từ 25 đến 40% cắt giảm phát thải khí nhà kính. Và như vậy điều này đặt ra những vấn đề rất mới và trong Hội nghị lần này chúng ta tiếp tục khẳng định các nước có nhận thức giống nhau trong nguy cơ của biến đổi khí hậu, trách nhiệm của biến đổi khí hậu và sau Hội nghị chắc chắn này các nhóm đàm phán sẽ tiếp tục duytrì. Thứ hai trong Hội nghị này bước đầu tạo dựng được một số cơ sở làm mục đích để từ nay đến COP17, COP18, sẽ có căn cứ cho các nước tiếp tục theo đuổi để đàm phán. Điểm thứ nhất, nếu tiếp tục duy trì cơ sở pháp lý của Kyoto thi trách nhiệm với các nước phát triển, trách nhiệm về cắt giảm phát thải khí nhà kính như thế nào và lộ trình thế nào. Và các nước có nền kinh tế phát thải lớn thì cũng phải có trách nhiệm cụ thể ra sao và các nước phát triển cũng cần phải có biện pháp phù hợp để tiếp cận, cắt giảm theo ngành và có đòi hỏi sự hỗ trợ của các nước phát triển. Điểm thứ hai, nhiều sáng kiến được đặt ra nằm trong khuôn khổ của kế hoạch hợp tác dài hạn, trong đó có vấn đề cắt giảm phát thẩi khí nhà kính thông qua việc chống phá rừng hoặc giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Có thể nói đây là vấn đề giải quyết bài toán các nước phát triển có trách nhiệm đối với các nước đang phát triển có những bước, phương pháp tiếp cận để cùng cắt giảm phát thải khí nhà kính để đạt mục tiêu đặt ra. Điểm thứ ba liên quan đến vấn đề tài chính, hiện nay bước đầu thảo luận đề ra được cơ chế tài chính như quỹ về thích ứng hay là các quỹ hỗ trợ chuyển giao công nghệ và năng lượng, làm thế nào để huy động quỹ này và có cơ chế giám sát, quản lý và điều hành ưu tiên cho các nước đang phát triển. Một vấn đề nữa là người ta bàn đến công nghệ liên quan đến biến đổi khí hậu và cũng đặt vấn đề thẳng thắn là làm thế nào để công nghệ đó được chuyển giao đến các nước đang phát triển. Điều này tạo tiền đề và cơ sở cần thiết để hiện thực hóa những vấn đề đặt ra to lớn, rất phức tạp và khó khăn trong quá trình đàm phán lần này.

PV: Thưa Thứ trưởng, liên quan đến những hoạt động song phương trong ngày hôm nay, đặc biệt là hai hoạt động quan trọng là cuộc gặp với Ngân hàng thế giới (WB) và Mỹ, kết quả từ hai cuộc gặp này như thế nào?

- Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Như Bộ trưởng, Trưởng đoàn đã nêu, tham dự lần này chúng ta tích cực tham gia và với tư cách là Chủ tịch ASEAN, chúng ta đã có việc trao đổi, tham vấn, vận động để tìm ra một tiếng nói chung, nỗ lực chung để góp phần vào thành công của Hội nghị. Mục tiêu thứ hai rõ ràng là Hội nghị lần này cũng chưa đi đến kết quả cuối cùng mà vấn đề là biến đổi khí hậu đang diễn ra ở nước ta rất phức tạp và rất gay gắt chính vì vậy chúng ta đã tích cực có những hoạt động bên lề song phương. Hoạt động này một mặt là để trao đổi những vấn đề liên quan đến đàm phán. Mặt khác, hiện nay cơ chế song phương tiếp tục được khẳng định, kể cả có hiệp định thành công trong biến đổi khí hậu được ký kết thì các hoạt động song phương rất quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì vậy chúng tatìm những nhà tài trợ lớn theo một số mô hình hiện nay là thông qua hợp tác song phương để hoàn thiện cơ chế đa phương và như vậy việc tiếp cận với các nước, các nhà tài trợ lớn có quan tâm, hỗ trợ cho Việt Nam . Đặc biệt, trong trao đổi với các nước người ta cũng rât tin tưởng vì Chính phủ Việt Nam đã khẳng định vai trò, khẳng định tính cam kết thông qua chủ trương chính sách và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình tham gia các kỳ họp.

Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn Việt Nam trả lời phóng vấn PV tại Cancun

PV: Thưa Bộ trưởng, sau cuộc họp cấp cao sáng nay về an ninh lương thực, Việt Nam là một trong số ít nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng an ninh lương thực và Việt Nam cũng là một trong ít nước cung cấp lương thực cho 86 triệu dân và cho nhiều nước trên thế giới. Vậy, Việt Nam có giải pháp gì để đảm bảo an ninh lương thực?

- Bộ trưởng Cao Đức Phát: Biến đổi khí hậu đặt ra vấn đề to lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam , trước tình hình đó để đảm bảo phát triển, đảm bảo an ninh lương thực chúng ta cần phải có sự điều chỉnh và sự nỗ lực to lớn. Sự điều chỉnh đó chủ yếu theo hướng để nông nghiệp thích ứng với điều kiện thay đổi chế độ nhiệt, chế độ nước và thiên tai có thể xảy ra. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm vật tư, hạn chế phát thải trong canh tác nông nghiệp, trong chăn nuôi, hạn chế phát thải có liên quan đến phá rừng, suy thoái rừng. Ngược lại áp dụng quy trình sản xuất tăng cường hấp thu cácbon trong lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Mặt khác nữa tất cả những việc làm đó hướng tới việc tăng năng suất, tăng chất lượng hiệu quả của nền nông nghiệp, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực ở trong nước.

PV: Được biết, trong các cuộc gặp song phương, điều mà Bộ TN&MT quan tâm nhất là hiện đại hóa trong ngành khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu để công tác dự báo của chúng ta tốt hơn, chính xác hơn, xin Thứ trưởng cho biết kỹvề vấn đề này?

- Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Vấn đề hiện đại hóa khí tượng thủy văn là vấn đề rất quan trọng. Nó đặt ra trong thời buổi tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến dự báo, cảnh báo về thời tiết nguy hiểm, thiên tai, lụt bão, sóng thần…Những vấn đề này Chính phủ Việt Nam cũng đặt ra những ưu tiên cao và đang phê duyệt Đề án khí tượng thủy văn. Hiện nay Đề án đó đang được Bộ TN &MT triển khai khẩn trương. Đặc điểm của Đề án này chính là xem xét để lựa chọn các trang thiết bị hiện đại giúp quan trắc về thời tiết, khí hậu cũng như hệ thống các mô hình liên quan đến việc phân tích, dự báo, thông tin. Chính trong các cuộc tiếp xúc song phương chúng ta đặt ra tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm, trình độ, thiết bị khí tượng thủy văn, phương pháp thu thập số liệu, phân tích, dự báo cảnh báo cũng như quytrình, liên quan đến cơ chế phối hợp, điều hành từ khí tượng thủy văn đến việc chỉ đạo, xử lý khi tình hình liên quan đến thời tiết nguy hiểm. Đây là việc rất có ích. Những vấn đề này khi đặt ra có nhiều nước đặc biệt quan tâm như Mexico, Mỹ và Hà Lan giúp chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ phục vụ công tác cảnh báo, dự báo cho Việt Nam và các nước trên toàn thế giới.

PV: Với tư cách là Trưởng Đoàn cấp cao Việt Nam , Bộ trưởng có khuyến cáo gì với nhân dân Việt Nam sau COP16?

- Bộ trưởng Cao Đức Phát: Kết quả của COP16 cho thấy biến đổi khí hậu là hiện tượng có thật đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã và đang ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam . Việc đối phó để giảm phát thải, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên thế giới đang được các nước quan tâm, cố gắng tìm mọi cách thực hiện nhưng phải có thời gian và điều chắc chắn biến đổi khí hậu vẫn diễn ra. Đối với Việt Nam phải hết sức chủ động, theo dõi sát sao diễn biến, tìm giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời nỗ lực tham gia cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

PV: Thưa Thứ trưởng, đâu là thách thức lớn trong việc chống biến đổi khí hậu ở Việt Nam ?

- Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Việt Nam là một trong rất ít nước có bờ biển dài và có nhiều vùng đất trũng. Đây là thách thức lớn nhất. Biến đổi khí hậu với sự nâng lên của mực nước biển chúng ta sẽ mất đi diện tích để canh tác và sính sống ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tính mạng của người dân. Diễn biến khí hậu của Việt Nam nằm trong trung tâm về bão. Chính vì vậy, nguy cơ thời tiết, lụt bão, lũ ống, lũ quét, là những nguy cơ đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ tác động đến đời sống cũng như hoạt động kinh tế của nhân dân. Hiện nay cùng với việc thực hiện các mục tiêu khác như phát triển, tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo trong đại bộ phận cuộc sống người dân, hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu đòi hỏi nguồn lực lớn. Đây cũng chính là thách thức nữa đòi hỏi chúng ta phải tận dụng cơ hội vượt qua thách thức, ứng phó với biến đổi khí hậu, ổn định cuộc sống và kinh tế cho toàn xã hội.

Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng Cao Đức Phát và Thứ trưởng Trần Hồng Hà.

PV từ Cancun (thực hiện)