• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

WB công bố cẩm nang hướng dẫn quản lý rủi ro ngập lụt đô thị

Giải pháp hiệu quả nhất để quản lý nguy cơ lũ lụt là kết hợp biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc, bao gồm xây dựng hệ thống kênh thoát nước và dẫn lũ; kết hợp “đô thị xanh” như đất ngập nước và vùng đệm môi trường; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt; quy hoạch sử dụng đất để chống ngập lụt.

15/02/2012 10:31

Ngày 13/2, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuốn cẩm nang “Thành phố và ngập lụt: Hướng dẫn về quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21”.

Lũ lụt là hiện tượng thường xuyên nhất trong số tất cả các thảm họa tự nhiên. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cùng với Nam Á, là những khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong 30 năm qua, số lượng các trận lũ lụt ở châu Á chiếm khoảng 40% tổng số trận lụt trên toàn thế giới. Hơn 90% tổng dân số toàn cầu chịu ảnh hưởng của lũ lụt hiện đang sống ở châu Á.

Trong đó, ngập lụt đô thị là một thách thức đối với các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình có tốc độ phát triển nhanh ở Đông Á. Thực tế này cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc xây dựng hệ thống quản lý nguy cơ lũ lụt gắn với quy hoạch thường xuyên của các thành phố và thị xã.

Chuyên gia chính về đô thị và lãnh đạo chương trình quản lý rủi ro thiên tai của WB tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Abhas Jha, tác giả chính của cuốn cẩm nang cho biết, những thảm họa quy mô lớn gần đây như sóng thần và động đất ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan đã cho thấy sự cần thiết phải có một cách tiếp cận mới để quản lý rủi ro thiên tai và lập kế hoạch cho khả năng phục hồi. Thiết kế phải toàn diện, linh hoạt và tránh phụ thuộc quá mức vào bất kỳ giải pháp nào.

Theo cuốn cẩm nang, giải pháp hiệu quả nhất để quản lý nguy cơ lũ lụt là áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, trong đó kết hợp cả hai biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc, bao gồm xây dựng hệ thống kênh thoát nước và dẫn lũ; kết hợp “đô thị xanh” như đất ngập nước và vùng đệm môi trường; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt; quy hoạch sử dụng đất để chống ngập lụt.

Cũng theo cuốn cẩm nang, quan trọng nhất là tạo ra được sự cân bằng một cách hợp lý khi quy hoạch, bởi nhiều trường hợp thiên tai đã vượt qua công suất của những thiết kế kỹ thuật, chưa kể đôi khi, các thiết kế đó giúp giảm rủi ro tại khu vực này nhưng lại chuyển nguy cơ lũ lụt, tăng rủi ro cho khu vực khác.